Hiện nay với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0. Ngành Công nghệ thông tin đang thu hút rất nhiều thí sinh theo học, đem lại cơ hội việc làm rộng mở.
Hiện nay với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0. Ngành Công nghệ thông tin đang thu hút rất nhiều thí sinh theo học, đem lại cơ hội việc làm rộng mở.
Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn hàng đầu trong thời đại phát triển như hiện nay, mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật, là nhân tố giúp cho đất nước hội nhập với thế giới nhanh chóng nhất.
“Công nghệ thông tin” - gọi tắt là IT (Information Technology) trên thế giới bao gồm khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Ở Việt Nam, công nghệ thông tin có sự bao quát khá rộng, đây là ngành học sử dụng máy tính và các phần mềm trên máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Với mục tiêu nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Hiện nay, nhu cầu xã hội không ngừng phát triển, sẽ chủ yếu tập trung vào: Lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên - chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng…
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một ngành học quan trọng và không thể thiếu tại tất cả các trường học. Đây được xem như mũi nhọn cho sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay.
Ứng dụng của ngành Công nghệ thông tin phổ biến và rộng rãi, áp dụng tất cả các ngành nghề khác. Là tiền đề cho sự phát triển các phương diện khác, vì thế ngành học này luôn được sự quan tâm của tất cả các phụ huynh và sinh viên.
Phần kiến thức chuyên ngành CNTT sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, cài đặt, xây dựng, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
Bên cạnh đó tại những trường đại học lớn đào tạo ngành CNTT uy tín sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng như Kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian… Các kỹ năng này bổ trợ và phát huy tối đa những thứ mà Kỹ sư IT cần phải có. Hơn hết, sinh viên còn được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các công ty về công nghệ thông tin lớn, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.
Thời kỳ công nghệ đang rất phát triển, và không có bất cứ ngành nghề nào mà không dùng đến của CNTT, đặc biệt các ngành Công kỹ nghệ như Cơ điện tử, gia công khuôn mẫu, ngành sản xuất các thiết bị tự động, kỹ thuật robotics, với sự ra đời của các máy điều khiển chương trình số (CNC), các thiết bị điều khiển số (PLC), đã chứng minh Công nghệ thông tin ngày càng có vai trò không thể thiếu được trong bước phát triển của đất nước chúng ta trong giai đoạn hội nhập này.
Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1,2 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Hơn hết một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nguồn nhân lực ngành CNTT là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.
Trên thế giới nói chung và ngay tại Việt Nam nói riêng, CNTT là một trong những nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực. Nhiều doanh nghiệp thiếu nhân lực CNTT trầm trọng, phải săn đón sinh viên từ ngay khi còn học tại trường. Con số 1,2 triệu lao động chỉ là một trong những thống kê cho thấy, có rất nhiều cơ hội cho những người trẻ đam mê CNTT khi theo đuổi ngành nghề này.
Xem thêm tại: ultv.edu.vn
TheAnh