Covid -19: thay đổi cái nhìn về chuyển đổi số trong giáo dục

Thứ bảy, 26/02/2022 | 14:38
Theo dõi ULTV trên

Đại dịch Covid – 19 bùng nổ, khó khăn, thách thức cho nền giáo dục, giáo viên – học sinh phải ở nhà học trực tuyến trong một thời gian dài, chuyển đổi số được xem là cơ hội để tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức trong giáo dục.

Chuyển đổi số, hiểu nôm na là quá trình tích hợp và áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào một lĩnh vực, ngành nghề hay tổ chức nào đó để gia tăng hiệu quả công việc, tối ưu vận hành và tạo lợi thế cạnh tranh phát triển.

Trước nay, chúng ta nghe thấy cụm từ “chuyển đổi số” xuất hiện nhiều trên các diễn đàn doanh nghiệp, công nghệ thông tin, kinh doanh… Chỉ đến khi hình thức “học online” xuất hiện, học sinh, giáo viên phải học trực tuyến ở nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ lây nhiễm covid – 19 thì cụm từ “chuyển đổi số” mới dần trở nên phổ biến trong môi trường giáo dục.

Covid -19: thay đổi cái nhìn về chuyển đổi số trong giáo dục
Covid -19: thay đổi cái nhìn về chuyển đổi số trong giáo dục

Từ bị động chuyển sang chủ động

Mới đầu nhiều thầy cô bỡ ngỡ, học sinh lạ lẫm trước phương pháp học mới này. Để đảm bảo hiệu quả chất lượng bài giảng, bắt buộc một số giáo viên phải thích nghi, tìm tòi, sáng tạo để tìm đến các giải pháp, công cụ hỗ trợ, áp dụng công nghệ kỹ thuật để làm cho bài giảng trở nên sinh động để cho học sinh dễ hiểu, thu hút các em vào với bài giảng.

Rất nhanh sau đó, nhiều học sinh cũng chủ động hợp tác, tự tìm tòi học hỏi để bổ sung kiến thức và kỹ năng cho mình, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng học tập. Vậy là trong suốt một thời gian dài, từ tháng 4/2021 cả một thế hệ học sinh – giáo viên có những trải nghiệm thú vị về việc học trực tuyến.

Tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều học sinh, phụ huynh còn mong muốn được duy trì hình thức này lâu hơn, để đảm bảo an toàn cho con em mình.

Chuyển đổi số về mô hình và cách thức.

Sau một quá trình kiểm tra đánh giá về tính công bằng, minh bạch khi kiểm tra học kỳ trực tuyến. Năm học 2021-2022 nhiều trường đã tổ chức kiểm tra học kỳ một cách suôn sẻ.

Tới nay, không chỉ học trực tuyến, thi trực tuyến, các trường còn sử dụng các ứng dụng phần mềm thông minh trong quản lý trường học, từ đó giảm bớt hồ sơ, sổ sách giấy tờ, các thủ tục hành chính rườm rà để quản trị nhà trường một cách hiệu quả. Từ đó cho thấy, dịch Covid-19 vô tình đã tạo ra động lực để quá trình chuyển đổi số trong giáo dục trở nên mạnh mẽ hơn.

Covid -19: thay đổi cái nhìn về chuyển đổi số trong giáo dục
Covid -19: thay đổi cái nhìn về chuyển đổi số trong giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, chuyển đổi số thời gian qua đã mang lại làn gió mới cho ngành và đã đạt được một số thành tựu nhất định trong các hoạt động quản lý, dạy và học. Theo đó, từ năm 2018, ngành Giáo dục – Đào tạo đã đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu toàn quốc về giáo dục với 53.000 trường học, 710 phòng giáo dục- đào tạo, gần 24 triệu học sinh và hơn 1,5 triệu giáo viên được gắn mã định danh. Thông tin của các trường đại học, cao đẳng cũng được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành. Việc phát triển học liệu số cũng được Bộ chú trọng triển khai, hiện đã xây dựng được hơn 5 nghìn bài giảng e-learning; trên 2 bài giảng dạy trên truyền hình, hơn 200 thí nghiệm ảo…

Thầy Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, những thành tựu này chính là tiền đề, là cơ hội để ngành giáo dục- đào tạo thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hơn trong năm 2022.

Ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh từ các chuyên gia thì công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo muốn đạt hiệu quả, rất cần một nền tảng công nghệ chung của quốc gia (xây dựng hạ tầng) được coi là bệ phóng để ngành giáo dục bứt phá vươn lên. Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là vấn đề đầu tư thiết bị công nghệ, đó còn là văn hóa và con người. Thông qua việc số hóa tài liệu, bài giảng, cơ sở dữ liệu và đưa lên mạng internet, cả giáo viên và học sinh đều có thể cải thiện kỹ năng của mình, với mục tiêu chung tạo ra một quy trình giáo dục hấp dẫn và hiệu quả hơn.

Từ khóa: chuyển đổi số
Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với cấu trúc 4 môn thi đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho học sinh. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các đơn vị giáo dục, cùng định hướng tuyển sinh rõ ràng sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong lựa chọn và đạt được kết quả như mong đợi.
Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.
Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Năm 2025, thế hệ thí sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo những quy định mới. Sự thay đổi trong các tổ hợp môn xét tuyển đã gây không ít bối rối và áp lực cho thí sinh.
Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, điều chỉnh việc xét tuyển sớm là một bước cần thiết nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng trong tuyển sinh, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của xã hội và yêu cầu từ các trường đại học. Trong đó, việc quy về một thang điểm chung đang được xem là giải pháp quan trọng.
Đăng ký trực tuyến