Trường học áp lực khi F0, F1 tăng mạnh.

Thứ sáu, 25/02/2022 | 10:27
Theo dõi ULTV trên

Tính đến ngày 22/2, 13 tỉnh thành, với khoảng 3 triệu trong hơn 17 triệu học sinh phải dừng học trực tiếp. Nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nỗ lực duy trì mở cửa khiến các trường học áp lực chưa từng có.

F1,F0 tăng mạnh, áp lực cho nhà trường

Theo nguồn tin của phòng tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, từ ngày 14/2 đến nay ghi nhận 7.505 ca trường học, gồm hơn 700 giáo viên và gần 6.800 học sinh nhiễm F0, hoặc là F1. Ngành GĐ dự định đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh xem xét ngừng học trực tiếp khi số trẻ mắc covid – 19 triệu chứng nặng, cần hỗ trợ hô hấp là hơn 100 ca mỗi ngày.

Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hiệu trưởng các trường thừa nhận mô hình dạy trực tiếp kết hợp online bộc lộ nhiều bất cập, không hiệu quả cho học sinh cũng như khó phân bổ giáo viên trong bối cảnh các ca nhiễm ngày càng tăng mạnh.

Trường học áp lực khi F0, F1 tăng mạnh.
Trường học áp lực khi F0, F1 tăng mạnh.

Suốt những ngày qua hiệu trưởng Tiểu học Kim Nỗ - huyện Đông Anh, bà Bùi Thị Sinh quay cuồng xử lý công việc, dù đang là F0 điều trị tại nhà. Chỉ trong thời gian ngắn số lượng nhân viên mắc Covid-19 hoặc F1 phải cách ly tăng chóng mặt trong khoảng một tuần nay khiến ban giám hiệu và giáo viên Tiểu học Kim Nỗ áp lực chưa từng có. Đến 23/2, trường Kim Nỗ có 21 giáo viên và nhân viên F0 trong tổng số 70 người. Trong 1.934 học sinh, gần 200 em F0, trên 400 F1, rải rác khắp các khối lớp. Trường thực hiện phương án, lớp nào có giáo viên là F0 và tỷ lệ học sinh F0, F1 trên 60% sẽ chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn.

Trong tình trạng phần lớn các lớp đều có F0, F1, trường còn gặp khó khăn vì thiếu thiết bị để dạy song song hai phương thức. Bà Sinh cho biết trong giờ học, cô giáo sẽ sử dụng một máy tính cá nhân để trình chiếu slide bài giảng, thiết bị còn lại dùng để livestream cho những em ở nhà.

Học sinh lớp 1 mới đến trường nên ban phụ huynh dù đã kêu gọi vẫn chưa kịp hỗ trợ, đầu tư thiết bị tại lớp. "Chúng tôi mượn tạm máy tính hoặc điện thoại còn dùng được của lớp 5 đã chuyển cấp. Lớp nào vẫn thiếu thì giáo viên đành dạy trực tuyến vào chiều hoặc tối cho những em ở nhà, nghĩa là khối lượng công việc tăng lên nhiều lần", bà Sinh cho hay.

Hàng ngày, bà Sinh nhận nhiều cuộc gọi, kiến nghị của phụ huynh các lớp về việc cho các em trở lại học trực tuyến hoàn toàn để tránh dịch. Nhiều người khai báo con mình là F1 để không phải đến trường, dù thực tế con không thuộc diện F. Hiệu trưởng trường Kim Nỗ bày tỏ sự thông cảm trước lo lắng của các bố mẹ, nhất là khi số ca nhiễm tại Hà Nội có lúc đã gần 7.000 ca một ngày. Tuy nhiên, việc đi học trực tiếp được thực hiện theo chỉ đạo của thành phố, trường chỉ có thể ghi nhận ý kiến và báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Đang là F0 điều trị tại nhà, nhưng bà Sinh "không dám ngơi việc". Hàng ngày, ngoài dạy và học, trường phải thống kê số lượng học sinh, giáo viên F0, F1, liên tục điều chỉnh hình thức học cho những lớp có tỷ lệ lây nhiễm cao. Một số đầu việc được hai hiệu phó hỗ trợ, nhưng đa số bà Sinh vẫn phải trực tiếp chỉ đạo và báo cáo cấp trên.

Trường học áp lực khi F0, F1 tăng mạnh.
Trường học áp lực khi F0, F1 tăng mạnh.

Có nên trở về học trực tuyến hoàn toàn như những tháng đầu năm hay không?

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, các trường lại khó kiểm soát việc dạy, việc học hơn khi nhiều phụ huynh lo lắng báo con bị F0 và xin cho con mình học trực tuyến ở nhà mặc dù trẻ không hề mắc covid. Thấy hiểu tâm lý của nhiều bậc phụ huynh, ông Hoàng Hữu Niềm, Hiệu trưởng trường Kinh Đô, huyện Đông Anh tâm sự: ngay cả khi biết phụ huynh báo con là F1 sai thực tế, trường vẫn chấp nhận tôn trọng ý kiến của họ. Mặt khác, trường cũng không thể làm cách nào khác bởi rất khó xác minh từng trường hợp.

Trả lời câu hỏi có nên trở về học trực tuyến hoàn toàn như những tháng đầu năm học không, Hiệu trưởng một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội cho rằng: chủ trương "bình thường hoá" hoạt động dạy và học là cần thiết nhưng cần linh hoạt ở thời điểm này, tùy vào điều kiện, tình hình cụ thể của từng trường. Có thể không quay lại học trực tuyến 100% nhưng thành phố cần có quy định cụ thể.

Tuyển sinh đại học 2024: Bí quyết để không “sập bẫy” điểm sàn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2024: Bí quyết để không “sập bẫy” điểm sàn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Đến thời điểm này, hầu hết các trường đại học trên toàn quốc đã công bố điểm “sàn” nhận hồ sơ xét tuyển cho phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thí sinh cũng chỉ còn 4 ngày nữa để đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuyên gia tuyển sinh “bật mí” chiến lược đăng ký nguyện vọng đại học 2024

Chuyên gia tuyển sinh “bật mí” chiến lược đăng ký nguyện vọng đại học 2024

Từ ngày 18/7 đến trước 17h ngày 30/7 là thời gian thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2024. Các chuyên gia tuyển sinh đã đưa ra lời khuyên về cách đăng ký nguyện vọng thông minh, giúp thí sinh tăng khả năng đỗ đại học.
Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y học cổ truyền tại Thành phố Nam Định

Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y học cổ truyền tại Thành phố Nam Định

Hiện nay nhu cầu nhân lực ngành Y học cổ truyền đang thiếu rất trầm trọng. Được sự cho phép của Bộ y tế, nhiều trường đang tiến hành mở ngành Y học cổ truyền trình độ cao đẳng, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền.
Xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Thời gian này, thí sinh đang thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên đây không?
Đăng ký trực tuyến