Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm xuống không quá 20%, nhằm đảm bảo công bằng trong tuyển sinh. Quy định này đang gây tranh cãi, khi phụ huynh và thí sinh lo ngại giảm cơ hội trúng tuyển, trong khi các trường đại học cũng đối mặt với những thách thức mới.
Năm 2025 sẽ đánh dấu kỳ thi tốt nghiệp THPT của lứa học sinh đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều này buộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phải điều chỉnh quy chế tuyển sinh đại học để phù hợp với yêu cầu mới. Trong dự thảo Thông tư sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, Bộ GD&ĐT đưa ra quy định giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm xuống không quá 20% tổng chỉ tiêu từng ngành, đồng thời yêu cầu điểm chuẩn xét tuyển sớm không được thấp hơn điểm chuẩn đợt xét tuyển chung.
Dự thảo này nhằm hạn chế việc các trường tập trung quá nhiều chỉ tiêu vào xét tuyển sớm, khiến điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT tăng cao. Tuy nhiên, quy định này đang vấp phải ý kiến không đồng tình từ phía phụ huynh, thí sinh và cả các trường đại học.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định hạn chế chỉ tiêu xét tuyển sớm sẽ gây áp lực lên cả thí sinh và phụ huynh, khi các em phải chờ đến đợt xét tuyển chung mới biết kết quả.
Từ phía các trường đại học, việc giới hạn chỉ tiêu xét tuyển sớm cũng gây ra không ít khó khăn. Đại diện một trường đại học cho rằng, tỷ lệ 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm là quá thấp so với nhu cầu thực tế, nhất là ở các ngành học đặc thù hoặc có tính cạnh tranh cao. Điều này có thể khiến điểm chuẩn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT giảm, trong khi điểm chuẩn xét tuyển sớm lại tăng.
Ngoài ra, việc điều chỉnh phương thức tuyển sinh cần có lộ trình rõ ràng để tránh làm xáo trộn hệ thống tuyển sinh vốn đã vận hành ổn định nhiều năm qua.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT khẳng định quy định này mang lại sự công bằng hơn trong tuyển sinh. Bà cho rằng, việc giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm không làm thay đổi tổng số thí sinh đăng ký dự tuyển, mà chỉ giới hạn việc xét tuyển sớm ở những học sinh có năng lực vượt trội.
“Không phải học sinh nào cũng có điều kiện tham gia xét tuyển sớm. Nhiều em phải hoàn thành chương trình lớp 12, ôn thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm sẽ giảm áp lực học tập cuối cấp, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các em chưa đủ điều kiện xét tuyển trước,” bà Thủy nhấn mạnh.
Dự thảo quy định các trường chỉ được sử dụng kết quả học tập cả năm lớp 12 để xét tuyển học bạ, thay vì 5 học kỳ như trước đây. Quy định này nhằm tránh tình trạng học sinh chủ quan, lơ là học tập khi đã được trúng tuyển sớm. Đồng thời, việc yêu cầu điểm chuẩn xét tuyển sớm không thấp hơn điểm chuẩn đợt xét tuyển chung cũng đảm bảo tính minh bạch, công bằng giữa các phương thức tuyển sinh.
Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung trực tuyến đã được triển khai, tạo thuận lợi cho cả thí sinh và các trường. Việc giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm không chỉ mang tính điều chỉnh kỹ thuật, mà còn nhằm xử lý các bất cập trong trào lưu xét tuyển sớm hiện nay.
Hiện nay, các đơn vị giáo dục đào tạo đại học, như Trường Đại học Lương Thế Vinh cũng nhanh chóng đóng góp ý kiến để hoàn thiện quy, đưa ra những điều chỉnh phù hợp để đáp ứng yêu cầu mới. Nhà trường cam kết duy trì chất lượng đào tạo và tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh trong mùa tuyển sinh sắp tới.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với cấu trúc 4 môn thi đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho học sinh. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các đơn vị giáo dục, cùng định hướng tuyển sinh rõ ràng sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong lựa chọn và đạt được kết quả như mong đợi.
Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.
Năm 2025, thế hệ thí sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo những quy định mới. Sự thay đổi trong các tổ hợp môn xét tuyển đã gây không ít bối rối và áp lực cho thí sinh.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, điều chỉnh việc xét tuyển sớm là một bước cần thiết nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng trong tuyển sinh, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của xã hội và yêu cầu từ các trường đại học. Trong đó, việc quy về một thang điểm chung đang được xem là giải pháp quan trọng.