Nghề bác sĩ Y học cổ truyền đang được xem là một trong những nghề danh giá trong xã hội và có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao. Vậy để trở thành Bác sĩ Y học cổ truyền bạn cần tố chất nào để có thể đăng ký theo học?
Nghề bác sĩ Y học cổ truyền đang được xem là một trong những nghề danh giá trong xã hội và có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao. Vậy để trở thành Bác sĩ Y học cổ truyền bạn cần tố chất nào để có thể đăng ký theo học?
PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền - Bộ Y tế đã chia sẻ về nhu cầu đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam hiện nay rất lớn nhưng cần phải chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đại học y học cổ truyền.
Phát biểu tại hội thảo về nhu cầu đào tạo sử dụng nhận lực Bác sĩ Y học cổ truyền tại Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Y học cổ truyền Đỗ Minh Hiền nêu rõ, Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã gắn liền với ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ thời xa xưa, người dân nước ta đã biết sử dụng những cây cỏ quanh nhà gọi là thuốc nam để chữa các chứng bệnh phong hàn như dùng gừng để chữa cảm lạnh rất hiệu quả.
Người dân Việt Nam có thể tự hào về một nền Y học dân gian với bề dày lịch sử và đậm đà bản sắc của 54 dân tộc với những giá trị trường tồn mãi mãi như "Nam dược trị Nam nhân" của Đại Y Thiền Sư Tuệ Tĩnh hay "Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình" của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”.
Về bản chất, Y học cổ truyền là một ngành Y học và trong ngành lại có nhiều chuyên ngành khách nhau. Hiện tại, đa phần các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, ngoài các khoa phổ biến như Nội khoa, Lão khoa, Cơ xương khớp, Châm cứu, Khí công dưỡng sinh… đã phát triển thêm nhiều khoa chuyên sâu như: Ngoại khoa, Tiết niệu, Nam học, Ung bướu, Sản phụ khoa, Nhi khoa... với phương châm kết hợp đông tây y để phục vụ người dân. Do vậy, người thầy thuốc phải được đào tạo chuyên môn Y- Dược học cổ truyền theo hướng kết hợp Y học hiện đại.
PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền - Bộ Y tế đánh giá cao việc Trường Đại học Lương Thế Vinh tổ chức hội thảo: Nhu cầu xã hội về đào tạo và sử dung nhận lực bác sĩ ngành Y – Dược học cổ truyền và khuyến khích Nhà trường nhanh chóng thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo để mở mã ngành theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.
Tại hội thảo Chủ tịch hội đồng trường Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn thì Nhà trường đang tổng hợp góp ý của các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị đào tạo, đơn vị sự dụng nhân lực, giảng viên ngành YHCT để xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đạo tạo đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.
Tại hội thảo mỗi chủ đề, các diễn giả đã trình bày báo cáo tham luận thực trạng về chương trình đào tạo và cơ sở khoa học để xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương trình ngành học y học cổ truyền; đặc biệt, nhấn mạnh vào những đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng của chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành y tế Việt Nam.
Giới thiệu tổng quan về đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền
Tên ngành: Y học cổ truyền
► MÃ NGÀNH: 7720115
► THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 6 NĂM
► BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y học cổ truyền là ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa về YHCT với kiến thức và kỹ năng khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
Mục tiêu đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền
- Có kiến thức về khoa học sức khỏe làm nền tảng vững vàng cho phát triển kỹ năng lâm sàng và nghiên cứu trong lĩnh vực Đông Y cũng và có thái độ y đức nghề nghiệp chuẩn mực, cam kết suốt đời trung thành với lý tưởng nghề y cao quý.
- Khả năng làm việc nhóm hiệu quả và có khả năng hành nghề độc lập.
- Khả năng lập luận, phản biện, ra quyết định dựa vào bằng chứng khoa học và kinh nghiệm phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
- Khả năng học tập suốt đời để phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như rèn luyện phẩm chất người bác sĩ trong suốt quá trình hành nghề của mình.
- Sẵn sàng thích ứng cho đào tạo liên tục, đào tạo chuyên khoa, nghiên cứu khoa học, hay quản lý y tế.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Bác sĩ ngành Y học cổ truyền
Sinh viên ngành Y học cổ truyền sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Bác sĩ Y học cổ truyền theo quy định của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT và có thể đảm nhận công việc tại các vị trí khác nhau tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập hoặc làm việc với chức danh: Bác sỹ, giảng viên, chuyên viên y tế, nghiên cứu viên trong lĩnh vực y tế.
Những tố chất để học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền?
Yêu thích và mong muốn làm việc trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe bằng các phương pháp y học cổ truyền như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, khí công, thuốc cổ truyền…
Xem thêm: Tuyển sinh Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền