Lập trình viên máy tính (Software Engineering) là một công việc đang thu hút nhiều nguồn nhân lực trên cả nước trong lĩnh vực công nghệ tin
Lập trình viên máy tính (Software Engineering) là một công việc đang thu hút nhiều nguồn nhân lực trên cả nước trong lĩnh vực công nghệ tin
Lập trình viên hay gọi với cái tên thân thuộc là Coder hay Developer, là những người trực tiếp tạo ra phần mềm hay chỉnh sửa và phát triển chúng dựa trên các công cụ lập trình.
Các nhiệm vụ chính của một lập trình viên bao gồm:
Thông thường, công việc trong một nhóm lập trình viên sẽ được phân chia theo từng “mảnh nhỏ”. Mỗi lập trình viên sẽ đảm nhiệm một phần công việc khác nhau và chúng sẽ được kết nối để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
Khi mới bước chân vào nghề lập trình, bạn sẽ ở cấp độ thấp nhất. Quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm quen nghề, tăng cấp trình độ và dần leo lên các cấp bậc cao hơn.
Chúng ta sẽ chia cấp bậc lập trình viên làm 5 bậc, với bậc cao nhất là 5. Như vậy, các cấp bậc trong nghề lập trình viên sẽ như sau:
Cấp độ 1: Junior
Dưới 3 năm kinh nghiệm trong nghề với hiểu biết tổng thể về các cơ sở dữ liệu, vòng đời ứng dụng và có khả năng viết được các ứng dụng cơ bản.
Cấp độ 2: Senior
Những người có kiến thức chuyên sâu hơn về nghề lập trình và có thể lập trình được các ứng dụng phức tạp.
Cấp độ 3: Leader
Người có đầy đủ các kỹ năng của một senior và có thể thực hiện tất cả công việc như một kỹ sư phần mềm độc lập hoặc có khả năng lãnh đạo cả một nhóm lập trình viên.
Cấp độ 4: Mid – level Manager
Còn được gọi là Product Manager, Project Manager… là những quản lý một dự án phần mềm, họ làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao.
Cấp độ 5: Senior Leader
Là những người sẽ báo cáo trực tiếp kết quả làm việc của nhân viên lên giám đốc công ty.
Công việc lập trình viên máy tính rất cần có sự sáng tạo và đột biến. Thông qua kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của một dự án mà lập trình viên sẽ đưa ra các phương án thiết kế, hướng tiếp cận công nghệ mới.
Suy nghĩ logic: Là một điều quan trọng trong lập trình. Đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết vấn đề một cách logic. Nếu không bạn sẽ cảm thấy những dòng code như đang lơ lửng giữa không trung vậy, rất dễ chán nản
Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc: Code là một công việc vô cùng phức tạp với các dữ liệu, mã code chính vì vậy nó đề cao tính cẩn thận và tỉ mỉ trong từng việc nhỏ nhất. Bất kì lỗi nhỏ nào cũng có thể khiến bạn phải mất cả tấn thời gian để sửa chữa
Khả năng làm việc nhóm tốt: Như đã chia sẻ ở trên, code thường làm việc theo nhóm và phải tương tác với nhau rất nhiều dù cho mỗi người phụ trách một mảng và chúng có liên kết với nhau
Có khả năng làm việc độc lập: Đây là điều bạn cần có khi phải làm việc solo một mình một mảng trước khi kết hợp thành quả bạn làm được với các mảnh khác của một dự án
Kiên nhẫn: Có những lỗi lập trình bạn có thể tìm thấy và fix trong nháy mắt, tuy nhiên có những lỗi bạn sẽ tốn vô cùng nhiều thời gian để xử lý. Chính vì vậy kiên nhẫn, không bỏ cuộc là một trong những yêu cầu cơ bản của nghề lập trình viên
Không ngừng tự học hỏi: Không một trường lớp nào có thể dạy bạn hết những công việc của lập trình. Những kiến thức trên mạng, trên sách về lập trình hiện nay cũng rất nhiều. Bạn có thể tự học và nâng cao kiến thức cho bản thân và kết hợp kinh nghiệm qua từng dự án để nâng cao năng lực bản thân
Lập trình viên làm việc ở đâu?
Bạn có thể tìm thấy công việc lập trình trên các trang giới thiệu việc làm một cách dễ dàng. Đa số các công ty hiện nay đều cần có lập trình viên đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, tùy theo nhu cầu của mỗi đơn vị.
1/ Các Công ty phần mềm
Các công ty về phần mềm đương nhiên cần phải có các vị trí lập trình viên xây dựng và phát triển phần mềm cho họ. Nếu bạn đang muốn phát triển năng lực bản thân trong lĩnh vực phần mềm thì đây là một trong những sự lựa chọn phù hợp đối với bạn.
Ngoài ra trong công ty phần mềm chắc hẳn cũng sẽ có một số công việc về IT khác như lập trình website, lập trình hệ thống…
2/ Các công ty, đơn vị dịch vụ marketing, quảng cáo
Công việc của các lập trình viên tại các đơn vị dịch vụ marketing, quảng cáo chủ yếu là lập trình và thiết kế website và phát triển hệ thống.
Các yếu tố quan trọng về tối ưu giao diện và mã nguồn chính là công việc chủ yếu của coder tại các công ty này.
Ngoài ra các bạn có thể tham gia phỏng vấn vị trí lập trình viên cho các công ty thiết kế phần mềm, công ty về công nghệ, bộ phận it các công ty về kinh doanh thương mại, dịch vụ với công việc tại văn phòng, làm việc với máy tính.
Xem thêm: ultv.edu.vn
TheAnh