Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Thanh táo trong y học cổ truyền

Thứ hai, 06/01/2025 | 14:28
Theo dõi ULTV trên

Không chỉ là cây cảnh phổ biến với vẻ ngoài thanh lịch, cây Thanh táo còn được biết đến như một dược liệu quý trong y học cổ truyền, với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý từ xương khớp, tiêu sưng, đến các vấn đề hậu sản.

cay thanh tao

Cây Thanh táo, còn được gọi là cây Thuốc trặc hay Tần cửu, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) và có tên khoa học là Justicia gendarussa L.. Đây là loài cây nhỏ, cao từ 1 đến 1,5 mét, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở nhiều vùng miền.

Theo y học cổ truyền, Thanh táo có thân và cành non màu xanh hoặc tím sẫm. Lá của cây mọc đối, hình dạng hẹp, với các gân chính màu tím đặc trưng. Hoa của cây mọc thành bông ở ngọn hoặc nách lá, có màu trắng hoặc hồng pha lẫn các đốm tía. Quả hình dạng định, dài khoảng 12 mm, chứa bốn hạt bên trong.

Cây mọc hoang dọc theo bờ khe suối, ngoài cửa rừng và xuất hiện phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, và Hòa Bình. Với khả năng sinh trưởng tốt, cây Thanh táo có thể được trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt và ra hoa, quả quanh năm.

Thanh táo có vị cay, tính ấm, với các bộ phận như rễ, thân, lá đều được sử dụng làm thuốc. Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ một số công dụng của cây Thanh táo như sau:

Hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp

Thanh táo có tác dụng giảm đau, tiêu sưng và hỗ trợ quá trình liền xương. Đây là bài thuốc hiệu quả cho các vấn đề như gãy xương, bong gân, sai khớp, và viêm khớp.

Bài thuốc: Sắc 20g thanh táo tươi, 20g lá diễn tươi, 10g cốt toái bổ và 10g xuyên tiêu, uống trong ngày để giảm đau nhức và sưng tấy.

Điều trị phong thấp và tê dại tay chân

Rễ cây có tác dụng tán phong thấp, hoạt huyết, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm cảm giác tê dại.

Bài thuốc: Sử dụng 20g vỏ cây thanh táo, thiên niên kiện, dây chìu, cốt khí, sắc lấy nước uống trong 15 ngày để hỗ trợ điều trị tê liệt tay chân.

Chữa vết thương ngoài da và nhọt sưng đau

Lá Thanh táo có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, giúp làm dịu vết thương sưng tấy, nhiễm trùng.

Bài thuốc: Giã nát lá Thanh táo tươi, trộn với rượu hoặc giấm, đắp lên vết thương sưng đau, thay băng sau 2 giờ để giảm sưng và hỗ trợ lành vết thương.

Điều trị các bệnh lý hậu sản

Thanh táo được sử dụng phổ biến để hỗ trợ phụ nữ sau sinh trong việc giảm đau, lợi tiểu và phục hồi sức khỏe.

Bài thuốc: Sắc 30g Thanh táo, mần tưới, cỏ mần trầu với 500ml nước, uống trong ngày để cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, và choáng váng.

Chữa trị mụn nhọt và nhiễm trùng da

Đặc tính kháng khuẩn của Thanh táo giúp trị mụn nhọt chưa vỡ mủ hoặc vết thương nhiễm độc.

Bài thuốc: Lá Thanh táo tươi giã nhỏ, đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, thay thuốc hàng ngày để giảm đau và sát trùng.

Dù là dược liệu quý, Thanh táo cũng cần được sử dụng đúng cách và liều lượng để tránh tác dụng phụ. Một số bộ phận như vỏ rễ và thân cây có thể gây nôn nếu sử dụng không đúng cách. Người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây Thanh táo.

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Bằng Cử nhân Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không?

Bằng Cử nhân Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không?

Một sinh viên đang học lớp Cao đẳng ngành Thú Y của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Nam Định có hỏi: Bằng Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không? Cơ quan nào cấp?
Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Đăng ký trực tuyến