Lá Sầu vị thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh đau khớp

Thứ hai, 06/05/2024 | 14:27

Cây sầu đâu được xem là một nguồn dược liệu quý, có tên gọi khác như hạt khổ sâm, chù mền, cây cứt chuột, nha đảm tử, khổ luyện tử, san đực, cứt cò

Lá Sầu đâu thường được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như đau khớp, tiểu đường,... Tuy nhiên việc sử dụng không đúng có thể dẫn tới ngộ độc nguy hiểm tới tính mạng. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời và lưu ý khi sử dụng của lá Sầu đâu nhé.!

Cây Sầu đâu là gì?

 

 

01714980528.jpeg

Cây Sầu đâu

…Sầu đâu có tên khoa học là Azadirachta indica, thuộc họ Xoan (Meliaceae).

Cây Sầu đâu có nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 loại được biết đến nhiều nhất là sầu đâu bản địa, sầu đâu rừng, sầu đâu Ấn Độ, Đặc điểm của 3 loại Sầu đâu như sau:

Cây sầu đâu bản địa: Cây thân gỗ to, cao từ 8 - 15m, lá kép lông chim, hoa mọc ở lá thành cụm, có màu trắng hoặc màu tím nhạt.

Cây sầu đâu rừng: Cây nhỏ, thân yếu không thành gỗ, cao từ 1.6 - 2.5m, lá xẻ lông chim không đều, 4 - 6 đôi lá chét. Hoa mọc thành chum, nhỏ khác gốc.

Cây sầu đâu Ấn Độ: Cây thân gỗ to, có thể cao đến 20m, các nhánh xèo tạo thành tán rộng, lá mọc xen kẽ với các lá chét chứa từ 8 đến 19 lá, cây cho sản lượng gỗ chất lượng cao và kẹo cao su thương mại.

Cây Sầu đâu có nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc như Vỏ cây, hoa, lá, rễ, quả, hạt. Quả Sầu đâu dùng sản xuất dầu và chế biến thành mức trái cây. Lá Sầu đâu dược sử dùng phổ biến trong y học cổ truyển để điều trị bệnh. Rễ và vỏ cây cũng được sử dụng trong y học và sản xuất thuốc.

Thành phần hoá học có trong cây sầu đâu

Vỏ cây có chứa nhiều hợp chất như tannin, alkaloid, nimbin, nimbinin và nimbidin., triterpenoid, quassinoid, tinh dầu.

Lá có chứa các alkaloid, flavonoid, azadirachtin, nimbin, nimbinin và nimbidin

Hoa chứa chất đắng, tinh dầu đắng, một lượng glucozit nimbostein.

Quả có chứa nhiều dầu béo, một glucozit là kosamin, đây là một chất có tác dụng diệt trùng và giun sán ở liều thấp. Tuy nhiên, ở liều cao sẽ gây độc, làm tim đập chậm, nôn mửa, đi tiêu lỏng,… có thể dẫn đến tử vong.

Hạt chứa chứa nhiều acid béo (acid stearic, palmitic, oleic, linoleic); nimbin, nimbinin và nimbidin.

Những lợi ích tuyệt vời của lá Sầu đâu đối với sức khoẻ

Theo Y học cổ truyền

Sầu đâu rừng có vị đắng, tính hàn, vào phủ đại trường, có tác dụng táo thấp, sát trùng, giảm sốt rét. Lá Sầu đâu thường dùng để chữa bệnh sốt rét, chảy máu mũi, giun đường ruột, rối loạn mắt và bệnh phong.

Lá sầu đâu thường được sử dụng trong dân gian làm thuốc giúp xua đuổi, diệt côn trùng, sâu bọ. Thường dùng là đặt lá sầu đâu vào trong chum đựng gạo, các loại hạt ngũ cốc để tránh phát sinh nấm và sâu mọt. Lá sầu đâu không ăn được vì có thể gây độc, nguy hiểm tính mạng.

Theo Y học hiện đại

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lá sầu đâu có tác dụng ổn định mức đường huyết trong cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường một cách mạnh mẽ. Sử dụng bột hoặc nước ép từ lá sầu đâu sẽ giúp các tế bào Beta tuyến tuỵ hoạt động tích cực hơn, kích thích sản xuất insulin giúp ổn định đường huyết. Bên cạnh dó, lá sầu đâu cũng giúp giảm sự phân hủy tinh bột thành glucose, từ đó giữ cho đường huyết trong cơ thể luôn ở mức cho phép.

11714980528.jpeg

Nước lá sầu đâu

Chống viêm, giảm đau khớp

Các hoạt chất có trong lá Sầu đâu có đặc tính kháng viêm, giúp giảm đau do viêm khớp. Sử dụng hiệu quả đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Lấy 100g lá sầu đâu, rửa sạch, ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 1 ngày. Sau đó cho dầu dừa vào chưng cách thuỷ thêm 3 tiếng, thu được dầu màu xanh lục. Dùng dầu này xoa bóp vào chỗ nhức mỏi giúp giảm đau rất hiệu quả.

Chữa bệnh ngoài da, làm lành vết thương, vết loét

Lá sầu đâu chứa chất azadirachtin có tác dụng sát trùng, chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Sử dụng lá sầu đâu giúp chữa lành những tổn thương da, dị ứng, da bị lở loét và các bệnh về da liễu. Ngoài ra, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong lá sầu đâu cũng thúc đẩy quá trình tái tạo mô, tạo điều kiện cho vết thương mau lành. Lấy 100g lá sầu đâu, rửa sạch, ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 24 giờ, sau đó thêm 100g dầu dừa, đem chưng cách thủy trong 3 giờ, thu được dầu màu xanh lục, dùng để xoa trị bệnh ngoài da như tổn thương da, dị ứng, da bị lở loét, mụn nhọt, sưng.

Hỗ trợ tiêu hóa

Lá sầu đâu chứa nhiều hàm lượng chất xơ, giúp tăng cương chức năng đại tràng, có lợi cho hoạt động tiêu hóa, cũng như chữa trị các bệnh rối loạn tiêu hóa như  đầy hơi, táo bón. Cách sử dụng: Lấy 25 lá cây sầu đâu, 3 hạt tiêu đen, 3 lá đinh hương, đem đi xay nhuyễn, thêm một ít nước và đường, trộn đều lên, uống 2 lần một ngày. Dùng liên tục trong vòng 3 ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

 

Làm đẹp da

Lá sầu đâu giàu hàm lượng vitamin C, giúp điều trị các vấn đề về da chẳng hạn như mụn trứng cá, vết thâm, nám, mụn đầu đen và ngăn ngừa lão hóa da. Cách sử dụng, lấy lá sầu đâu, rửa sạch, xay thành bột, làm mặt nạ dưỡng da hoặc thuốc bôi ngoài da.

Liều dùng của lá Sầu đâu

Tùy vào độ tuổi, thể trạng, mức độ nghiêm trọng và tình trạng bệnh của mỗi người mà liều lượng có thể thay đổi để điều trị một cách hiệu quả. Dưới đây là liều dùng mà bạn có thể tham khảo để sử dụng cho đúng như: Lá sầu đâu: 4 - 5 lá một ngày. Bột lá sầu đâu: 2 - 3g một ngày. Nước ép lá sầu đâu: 2 - 4 muỗng cà phê một ngày. Vỏ cây: 32 - 40g vỏ sầu đâu khô một ngày.

Lưu ý khi sử dụng lá Sầu đâu trong phòng bệnh và chữa bệnh

Tác dụng phụ có thể gặp phải là gây hạ huyết áp quá mức: Mặc dù tác dụng hạ đường huyết của sâu đâu đáng mong đợi ứng dụng điều trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức có thể làm cho đường huyết giảm nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Có thể gây giảm khả năng sinh sản: Sầu đâu có thể được sử dụng như một chất ngừa thai khi cần thiết, nhưng nó có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Lá Sầu đâu có thể gây sảy thai, những người đang có kế hoạch sinh sản thì không nên dùng lá sầu đâu.

Có thể gây ra phản ứng dị ứng với đối tượng mẫn cảm với sầu đâu hoặc sử dụng quá nhiều, sai cách cũng có thể dẫn đến dị ứng.

Có thể gây kích ứng dạ dày: Tiêu thụ quá nhiều dầu sầu đâu có thể gây khó tiêu, kích ứng dạ dày, buồn nôn, tiêu lỏng và các vấn đề về tiêu hóa khác.

Có thể kích thích quá mức hệ thống miễn dịch: Tiêu thụ sầu đâu có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, dùng sầu đâu liều cao có thể kích thích quá mức hệ thống miễn dịch và gây ra các biến chứng.

Lưu ý tránh nhằm lẫn cây Sầu đâu có thể bị nhầm lẫn với một số loại cây khác như cây Xoan, cây Khổ sâm. Nếu nhằm lẫn dẫn tới việc không đạt được hiệu quả mong muốn khi sử dụng, hay thậm chí xuất hiện các tác dụng có hại.

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng: Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng sầu đâu do thiếu nghiên cứu về độ an toàn ở những nhóm người đó.

Tóm lại, lá Sầu đâu là vị thuốc thảo dược có độc tính, được sử dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả và an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng lá Sầu đâu trong hỗ trợ chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur 

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng đông y

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng đông y

Cơ xương khớp là bệnh mạn tính rất phổ biến hiện nay, gồm hơn 100 bệnh lý cơ xương khớp khác nhau xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi. Cùng tìm hiểu cách điều trị nội khoa bệnh lý xương khớp bằng phương pháp Y học cổ truyền qua bài viết sau đây.
Y học cổ truyền chỉ điểm những bài thuốc đông y chữa bệnh từ củ Nghệ vàng

Y học cổ truyền chỉ điểm những bài thuốc đông y chữa bệnh từ củ Nghệ vàng

Nghệ vàng là một loại dược liệu quý, được dùng để làm thuốc chữa nhiều căn bệnh như đau dạ dày, viêm gan, hỗ trợ điều trị ung thư, làm đẹp da,…
Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả

Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả

Uống rượu giao lưu, vui vẻ, nhưng gây nhiều tác hại cho người uống. Dân gian ta có nhiều bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả cao. Ví dụ như: cây sắn dây, cà gai leo, lá mít, trần bì, chỉ cụ, thảo đậu khấu,... Việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên không chỉ an toàn mà có tác dụng giải rượu rất nhanh.
Rau Cần biển – món ăn bài thuốc y học cổ truyền tốt cho sức khỏe

Rau Cần biển – món ăn bài thuốc y học cổ truyền tốt cho sức khỏe

Rau Cần biển, được biết đến là rau tiến vua, là một loại rau biển độc đáo với giá trị dinh dưỡng cao.
Đăng ký trực tuyến