Làm giàu từ nông nghiệp nhờ công nghệ thông tin

Thứ ba, 22/02/2022 | 15:14
Theo dõi ULTV trên

Làm giàu từ nông nghiệp nhờ công nghệ thông tin, thoạt nghe có vẻ lạ nhưng tại các nước trên thế giới phát triển nông nghiệp dựa vào khoa học, công nghệ là hướng đi bền vững và mang lại hiệu quả cao

Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp mang lại hiệu quả cao (ảnh minh họa)
Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp mang lại hiệu quả cao (ảnh minh họa)

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin (CNTT) là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Ngày nay, CNTT được ứng dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực giúp thực thi các giải pháp kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.

Vai trò của công nghệ thông tin trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các chuyên gia nhận định, khi CNTT đi đôi với điện tử, viễn thông, tự động hóa sẽ tạo ra các hệ thống tự động cân đối nhu cầu nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp khác một cách chính xác, điều hành cung cấp các loại vật tư phù hợp cho cây trồng, vật nuôi bằng các thiết bị tự động để nâng cao hiệu quả nuôi trồng, giảm dư lượng các chất kháng sinh. Cùng với đó, CNTT sẽ thực hiện các hoạt động dự báo lũ, mực nước các hồ chứa, ngập lụt ở vùng hạ du do mưa và xả lũ gây ra ngập lụt vùng ven biển do nước dâng; dự báo về tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; dự báo nhu cầu thị trường nông sản… Kết quả của những dự báo là căn cứ để nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn.

Nhiều nước trên thế giới hiện đang ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào phát triển nền nông nghiệp xanh như Nhật Bản, Hàn Quốc, và điển hình là I-xra-en, 1ha đất có thể cho thu hoạch hơn 3 triệu bông hồng, 1 con bò có thể cho 11 tấn sữa/năm. Trong khi đó, chỉ với khoảng 3% dân số làm nông nghiệp và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nền nông nghiệp điện tử của I-xra-en tạo ra tổng giá trị gần 23 tỷ USD/năm, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu đạt 3 tỷ USD nông sản/năm.

CNTT còn giúp gắn kết 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý). Nhờ vào CNTT, người nông dân được tiếp cận và lựa chọn các tiến bộ KH&CN để áp dụng, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.

Hiện tại, nền nông nghiệp các nước trên thế giới và cả Việt Nam đang ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ viễn thám trong nông nghiệp. CNTT kết hợp với công nghệ viễn thám tạo thành các mạng lưới thông tin cho phép theo dõi tiến độ mùa vụ, xác định giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để tính đúng, đủ nhu cầu nước, phân bón các loại, đánh giá mức độ ảnh hưởng của cây trồng với những loại sâu, bệnh khác nhau. Ở Đồng bằng sông Cửu Long một số địa phương hiện đang sử dụng hệ thống thông tin địa lý-viễn thám quản lý sản xuất lúa. Hệ thống này giúp theo dõi thời điểm gieo trồng, tiến độ thu hoạch, cơ cấu giống trên các cánh đồng, tình hình sâu bệnh, thay đổi diện tích lúa qua từng vụ, từng năm, có được thông tin dự báo về năng suất thu hoạch lúa trên các cánh đồng…

CNTT không trực tiếp tác động lên giá trị sản phẩm nông nghiệp, nhưng gián tiếp tác động và đem lại hiệu quả lâu dài. Nếu áp dụng CNTT vào chuỗi sản xuất, phân phối sản phẩm nông nghiệp một cách có hệ thống, đúng hướng thì hiệu quả thu được là rất lớn trên nhiều mặt, không những là gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp hay tăng năng suất lao động.

CNTT trong nông nghiệp giúp gắn kết 4 nhà (ảnh minh họa)
CNTT trong nông nghiệp giúp gắn kết 4 nhà (ảnh minh họa)

Học CNTT ở đâu?

Hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành CNTT. Trường Đại học Lương Thế Vinh là một lựa chọn phù hợp, với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao, chương trình đào tạo liên tục được cập nhật, môi trường học tập tốt… Đây hứa hẹn sẽ là nơi chắp cánh những ước mơ cho các bạn sinh viên trên con đường lập thân, lập nghiệp ở tương lai. Chi tiết về thông tin tuyển sinh năm 2022 vui lòng truy cập website: https://ultv.edu.vn/ hoặc trang fanpage trường Đại học Lương Thế Vinh.

Tuyển sinh đại học 2024: Bí quyết để không “sập bẫy” điểm sàn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2024: Bí quyết để không “sập bẫy” điểm sàn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Đến thời điểm này, hầu hết các trường đại học trên toàn quốc đã công bố điểm “sàn” nhận hồ sơ xét tuyển cho phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thí sinh cũng chỉ còn 4 ngày nữa để đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuyên gia tuyển sinh “bật mí” chiến lược đăng ký nguyện vọng đại học 2024

Chuyên gia tuyển sinh “bật mí” chiến lược đăng ký nguyện vọng đại học 2024

Từ ngày 18/7 đến trước 17h ngày 30/7 là thời gian thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2024. Các chuyên gia tuyển sinh đã đưa ra lời khuyên về cách đăng ký nguyện vọng thông minh, giúp thí sinh tăng khả năng đỗ đại học.
Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y học cổ truyền tại Thành phố Nam Định

Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y học cổ truyền tại Thành phố Nam Định

Hiện nay nhu cầu nhân lực ngành Y học cổ truyền đang thiếu rất trầm trọng. Được sự cho phép của Bộ y tế, nhiều trường đang tiến hành mở ngành Y học cổ truyền trình độ cao đẳng, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền.
Xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Thời gian này, thí sinh đang thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên đây không?
Đăng ký trực tuyến