Mô hình lớp học “2 trong 1” - Không bỏ rơi 'trò F'

Thứ tư, 09/03/2022 | 16:18
Theo dõi ULTV trên

Để thích ứng với dịch bệnh vừa qua mô hình lớp học “2 trong 1” đã được thử nghiệm, mang lại hiệu ứng tích cực. Học sinh là F0, F1 không bị bỏ rơi. Mô hình này đang được nhân rộng ở nhiều địa phương và cơ sở GD đại học trên cả nước.

Đầu tư thiết bị, nâng cấp đường truyền

Sau thời gian nghỉ tết nhiều trường học cho học sinh, sinh viên quay trở lại lớp học. Tuy nhiên chưa được bao lâu thì tình hình f0 tăng mạnh, khiến nhiều cơ sở phải cho học sinh quay trở lại học trực tuyến. Một số cơ sở giáo dục phải đồng thời vừa cho học trực tuyến, vừa cho học trực tiếp.

Cho đến nay, tình hình dịch vẫn ngày một tăng và chưa có dấu hiệu giảm. Để thích ứng với dịch bệnh, nhiều trường học đã tiến hành thực hiện mô hình lớp học “2 trong 1”, theo đó tiết học trên lớp của giáo viên vẫn diễn ra dành cho các học sinh đi học trực tiếp được, còn đối với những học sinh mắc F0, F1 thì bài giảng được “truyền hình trực tiếp” qua phần mềm Zoom. Nhiều học sinh đánh giá việc học như này vẫn tạo điều kiện được cho các em tương tác được với giáo viên cùng các bạn trong lớp, qua đó vẫn tiếp thu bài đầy đủ. Để làm được điều này, nhà trường đã nâng cấp tốc độ đường truyền mạng lên mức cao nhất, tạo điều kiện tối đa cho thầy – trò dạy – học theo hình thức online/offline.

gdvn-hoc-sinh-quay-tro-lai-truong-16-6320
Mô hình lớp học “2 trong 1” - Không bỏ rơi 'trò F'

Cô Hồ Thị Huyền Trang – giáo viên Trường THCS & THPT Phenikaa (Hà Nội) cho biết, do có một số học sinh là F0, F1 không thể đến trường học được nên nhà trường chỉ đạo giáo viên kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến. Từ thời điểm đó, cô cũng phải làm quen với lớp học “2 trong 1”.

Hiệu trưởng Trường THPT Lục Nam (Bắc Giang), cô Nguyễn Phương Lan cho biết, hiện tại trường có khoảng 60 học sinh là F0 và gần 600 học sinh là F1. Toàn trường có 42 lớp thì có tới 39 lớp có học sinh là F1, F0. Để việc học tập không bị gián đoạn, nhà trường cũng đã áp dụng mô hình lớp học “2 trong 1” cho toàn bộ khối lớp và ở tất cả các bộ môn. Nhà trường đã đầu tư các trang thiết bị mỗi lớp 1 máy tính, camera, màn hình tivi cỡ lớn, nâng cấp đường truyền Internet để giáo viên có thể yên tâm đứng lớp.

Hiện tại, mô hình lớp học “2 trong 1” đã chứng tỏ đây là mô hình học hợp lý, hiệu quả, thích ứng với tình hình dịch. Tuy nhiên, mô hình lớp học “2 trong 1” khá đặc thù, giáo viên dạy những lớp học này sẽ vất vả hơn, bởi vừa dạy trực tiếp, lại vừa “truyền hình” trong cùng 1 tiết học. Chưa kể đến khâu thiết kế bài giảng đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, uyển chuyển để vừa đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức, vừa tương tác với học sinh cả trực tiếp và gián tiếp. Việc thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; thiết kế bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với lớp học “2 trong 1” cũng là yêu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên khi ứng dụng mô hình dạy học “2 trong 1”.

1645963310
Mô hình lớp học “2 trong 1” - Không bỏ rơi 'trò F'

Nhân rộng mô hình

Không riêng gì khối phổ thông, các trường đại học cũng áp dụng mô hình lớp học “2 trong 1” khi đón sinh viên trở lại học tập trung.  PGS.TS Mai Quốc Chánh, nguyên hiệu trưởng trường đại học Lương Thế Vinh, thành phố Nam Định nhận định mô hình lớp học “2 trong 1” là mô hình dạy rất sáng tạo và khá hiệu quả, nhằm chủ động, thích ứng linh hoạt với bối cảnh dịch bệnh. Trường Lương Thế Vinh cũng đã áp dụng nhân rộng mô hình này.

Thầy Chánh cũng cho biết thêm, hiện nhà trường đầu tư trang thiết bị cho một số phòng học trên giảng đường như: Máy tính, camera, micro, màn chiếu/tivi… sẵn sàng thích ứng với mô hình lớp học “2 trong 1”, bảo đảm cho sinh viên thuộc diện cách ly vẫn có thể tiếp cận được bài giảng.  Ngoài ra, giảng viên đưa bài giảng lên hệ thống dữ liệu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận với bài học. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch đào tạo bù, bổ sung cho những sinh viên không thể đến lớp vì dịch bệnh. “Quan điểm của nhà trường là không để sinh viên nào bị bỏ rơi, nhất là với những em thuộc diện F0, F1”

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới về hình thức thi, cách xét tốt nghiệp và quy chế tổ chức. Những thay đổi này đòi hỏi thí sinh và các đơn vị giáo dục cần nắm rõ để chuẩn bị tốt, đảm bảo quyền lợi cũng như đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.
Ứng dụng AI vào đào tạo Cao đẳng ngành y sĩ đa khoa thành phố Hồ Chí Minh

Ứng dụng AI vào đào tạo Cao đẳng ngành y sĩ đa khoa thành phố Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh ngành Y tế đang chuyển mình mạnh mẽ trước sự phát triển của công nghệ, việc đào tạo đội ngũ nhân lực ngành y khoa có khả năng thích nghi và làm chủ công nghệ 4.0 là yêu cầu tất yếu.
Thí sinh cần làm gì để tăng cơ hội trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền?

Thí sinh cần làm gì để tăng cơ hội trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền?

Hiện nay, việc chọn ngành yêu thích và chọn trường đại học y học cổ truyền không hề dễ dàng nhưng để đưa ra quyết định phù hợp
Đổi mới tổ hợp tuyển sinh đại học 2025: Đảm bảo chất lượng và công bằng

Đổi mới tổ hợp tuyển sinh đại học 2025: Đảm bảo chất lượng và công bằng

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt trong tuyển sinh đại học khi lứa học sinh đầu tiên theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, đòi hỏi các trường điều chỉnh phương thức xét tuyển phù hợp.
Đăng ký trực tuyến