Đào tạo cử nhân Kế toán có kiến thức, kỹ năng chuyên ngành; kiến thức cơ sở về kinh tế - quản lý và kinh doanh; có kiến thức toàn diện về kế toán; làm tốt công tác kế toán trong các loại hình đơn vị.
Đào tạo cử nhân Kế toán có kiến thức, kỹ năng chuyên ngành; kiến thức cơ sở về kinh tế - quản lý và kinh doanh; có kiến thức toàn diện về kế toán; làm tốt công tác kế toán trong các loại hình đơn vị.
Tên ngành: Kế toán
Mã ngành: 7340301
Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Cử nhân Kế toán
Phương thức xét tuyển: Xét học bạ THPT; Xét điểm thi Tốt nghiệp THPT
Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
C01: Toán, Vật lý, Ngữ Văn
Theo Luật kế toán: “Kế toán là việc thu thập; xử lý; kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế; tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Kế toán viên là người thu nhận và xử lý tất cả những thông tin liên quan đến tài chính, tài sản, các hoạt động kinh tế cũng như đánh giá các hoạt động đó của doanh nghiệp. Kế toán là ngành nghề luôn luôn hiện hữu và cần thiết dù có xảy ra bất kỳ biến động nào trên thị trường lao động. Mọi lĩnh vực kinh doanh luôn cần đến một kế toán, sinh viên ngành Kế toán ra trường sẽ không bao giờ lo thiếu việc làm.
Hành trang cần thiết để các bạn sinh viên theo học Ngành Kế toán là đức tính trung thực, khách quan, chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ. Ngoài ra để thành công với nghề bạn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, thành thạo kỹ năng tin học, và kỹ năng ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo Cử nhân Kế toán của trường gồm 125 tín chỉ: Giáo dục đại cương 32 tín chỉ , Cơ sở ngành 30 tín chỉ, Chuyên ngành 53 tín chỉ, thực tập tốt nghiệp và khóa luận: 10 tín chỉ. Các học phần được sắp xếp trong 8 học kì, tương đương 4 năm.
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Kế toán của trường:
Có kiến thức kinh tế cơ bản để giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế nói chung
Vận dụng các kiến thức về pháp luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán, đạo đức và tôn chỉ nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc kế toán.
Vận dụng các kiến thức về tổ chức công tác kế toán (tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ, tài khoản, hệ thống báo cáo kế toán...) nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trong các loại hình đơn vị kế toán.
Lập kế hoạch tài chính, phân tích tình hình tài chính, đánh giá các hoạt động kinh tế giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Tổng hợp, phân tích thông tin để tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, hoạch định chính sách tài chính.
Về kỹ năng nghề nghiệp:
Tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc, dẫn dắt chuyên môn
Kĩ năng tổng hợp cơ sở dữ liệu của đơn vị để lập các báo cáo kế toán (BCKT tài chính, BCKT quản trị)
Lập luận, tư duy hệ thống và giải quyết các vấn đề; khám phá và nghiên cứu các kiến thức trong lĩnh vực kế toán.
Lập, kê khai, quyết toán thuế…, truyền đạt vấn kế toán bằng văn bản, thuyết trình… trong các loại hình đơn vị kế toán.
Làm việc độc lập, có kĩ năng phản biện và làm việc nhóm, đàm phán với đối tác. Có năng lực lập kế hoạch dự toán, quản lý nguồn nhân lực của đơn vị kế toán.
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập mới, trung bình mỗi doanh nghiệp cần 1 đến 6 kế toán viên. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng.
Sinh viên ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như :
Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;
Chuyên viên quản lý dự án, nhân viên ngân quỹ, chuyên viên chứng khoán,;
Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
Nghiên cứu viên, Giảng viên, trong các trường đại học, cao đẳng…
Năm 2022 nhà trường tuyển sinh ngành Kế toán theo các phương thức:
Phương thức 1: Xét kết quả học tập năm lớp 12 THPT
Phương thức 2: Xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT.
Các tổ hợp xét tuyển cho cả hai phương thức trên: A00: Toán, Vật lý, Hóa học; A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh; C01: Toán, Vật lý, Ngữ Văn.
Đối với phương thức 1: Thí sinh có tổng điểm trung bình cả năm học lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (theo qui chế tuyển sinh của Bô GDĐT) đạt từ 15,0 điểm trở lên và không có môn nào có điểm trung bình nhỏ hơn 3,5 điểm;
Đối với phương thức 2: Thí sinh có tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (theo qui chế tuyển sinh của Bộ GDĐT) đạt từ 15,00 điểm trở lên.
Với các phương thức xét tuyển trên các thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT và nộp hồ sơ xét tuyển là hoàn toàn có cơ hội trở thành tân sinh viên ngành Kế toán của trường mà không cần thêm bất cứ kỳ thi đầu vào nào.
Bạn có thể đăng xét tuyển online ngay từ bây giờ để được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ nhà trường: https://ultv.edu.vn/dang-ky/