Nghe luôn là một trong bốn kỹ năng khó ăn trọn điểm nhất trong các bài thi tiếng anh. Dưới đây là những phương pháp giúp luyện nghe tiếng anh đạt hiểu quả cao.
Nghe luôn là một trong bốn kỹ năng khó ăn trọn điểm nhất trong các bài thi tiếng anh. Dưới đây là những phương pháp giúp luyện nghe tiếng anh đạt hiểu quả cao.
Khi nghe một bài, nếu ngồi nghe hết và hiểu 100% nghĩa của cả bài là điều rất khó. Đôi lúc nó còn khiến cho nhiều bạn cảm thấy cuống khi bài nghe diễn ra quá nhanh, và không hiểu được đáp án mình cần tìm ở đâu.
Một trong những phương pháp giúp cho các bạn là sử dụng nguyên lý về “rhythm” trong phát âm tiếng Anh để bắt được từ khóa cho chuẩn. Theo nguyên lý này, trong khi phát âm tiếng anh, đa số người nói có xu hướng thường chỉ làm rõ những từ có nghĩa – tức là từ khó chính.
Áp dụng với bài nghe, các bạn nên chỉ tập trung vào từ khóa. Để nhận biết được từ khóa, đòi hỏi người nghe phải có một kiến thức khá vững về ngữ pháp thì sẽ hiểu được chính xác người nói muốn nói gì.
Ví dụ, khi nghe "I'm going home to have dinner with my mom", người ta sẽ nói rõ các từ "GOing, HOME, HAVE, DINner, MOM". Khi nghe các từ này, với một vốn ngữ pháp tốt, bạn hoàn toàn có thể "lắp ghép" lại thành một câu với nghĩa hoàn chỉnh.
Phương pháp luyện nghe bắt từ khóa đem lại hiệu quả rất cao với những người ở trình độ căn bản, bởi nó giúp người nghe lọc được rất nhiều thông tin gây nhiễu. Thế nhưng phương pháp này có một hạn chế, nếu người nghe không thể liên kết được các từ khóa chính trong một câu/ một đoạn văn thì công sức bỏ ra bằng 0. Phương pháp này yêu cầu người nghe phải có khả năng liên kết từ thành một cụm liên quan tới ngữ pháp. Nó khiến ta liên tưởng tới việc làm một bài tập ngữ pháp mà chúng ta học từ thời phổ thông: cho từ khóa và viết thành câu có nghĩa.
Thống kê từ nhiều sinh viên của khoa Ngôn Ngữ Anh – trường Đại học Lương Thế Vinh, hầu hết các em đều cho rằng bài đọc bao giờ cũng dễ hơn, và đạt được số điểm cao hơn bài nghe.
Lý giải điều này, chúng ta thấy rõ phương thức tiếp nhận và giải mã thông tin của đọc và nghe là khác nhau. Khi đọc, chúng ta thường giải mã bằng mắt và ghi nhận bằng ký tự. Còn khi nghe, chúng ta buộc phải giải mã nguồn thông tin bằng tai, và ghi nhận chúng bằng âm thanh.
Rõ ràng thì nghe sẽ khó hơn đọc, vì thời gian để nghe hữu hạn, và thí sinh thường chỉ được nghe tối đa là 2 lần, vừa nghe vừa phải phân tích ý nghĩa từ câu của người nói. Còn đọc, khi có vướng mắc chúng ta có thể dừng lại, tra từ điển, hỏi người khác, hoặc khi đang thi chúng ta có thể suy luận, phân tích để hiểu được ý nghĩa của từ, của câu.
Tuy vậy, chúng ta hoàn toàn có thể hoàn thiện kỹ năng nghe, nhờ việc luyện đọc. Khi rèn luyện thói quen đọc thường xuyên, chúng ta bắt gặp và làm quen rất nhiều cấu trúc ngữ pháp. Từ đó ghi nhớ được nhiều cấu trúc ngữ pháp một cách tự nhiên nhất. Để từ đó, dựa trên vốn ngữ pháp mà mình tích lũy chúng ta biết cách các từ sắp xếp với nhau để tạo thành nghĩa.
Ngữ pháp trong bài đọc phức tạp hơn nhiều so với bài nghe. Do đó, nếu nắm được ngữ pháp qua việc đọc thật nhiều, về cơ bản bạn có thể "giải mã" các từ khi nghe được từ khóa.