“Kế toán tài chính” và “kế toán quản trị” là những thuật ngữ thường được sử dụng trong khối ngành tài chính – kế toán. Tuy nhiên vẫn nhiều người nhầm lẫn 2 công việc này.
“Kế toán tài chính” và “kế toán quản trị” là những thuật ngữ thường được sử dụng trong khối ngành tài chính – kế toán. Tuy nhiên vẫn nhiều người nhầm lẫn 2 công việc này.
+ Tuyển sinh Đại học ngành kế toán hệ chính qui năm 2022
Kế toán tài chính là những người đảm nhận nhiệm vụ ghi chép, thu thập, kiểm tra, phân tích, tổng hợp số liệu và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin đó.
Thông qua bản báo cáo tài chính của kế toán tài chính có thể thấy được quá trình biến động về vốn, tài sản, các dòng tiền tệ của doanh nghiệp.
Những thông tin của kế toán tài chính không chỉ được sử dụng cho ban lãnh đạo, cổ đông của công ty mà còn để cung cấp cho nhiều đối tượng khác như:
Nếu kế toán tài chính ghi chép và xử lý các thông tin tài chính của doanh nghiệp thì kế toán quản trị từ những thông đó đó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra định hướng lâu dài. Họ sẽ phụ trách việc thu thập và truyền đạt những thông tin tài chính cho nhà quản trị doanh nghiệp để đưa ra những quyết định kinh doanh lâu dài và bền vững.
Sản phẩm của kế toán quản trị là các báo cáo quản trị, chiến lược, kế hoạch tài chính quản trị…
Cả hai công việc này đều liên quan đến lĩnh vực tài chính – kế toán, có mối quan hệ gắn bó với nhau và liên quan đến số liệu thông tin của doanh nghiệp. Để hoàn thành được nhiệm vụ của mình, kế toán tài chính và kế toán doanh nghiệp đều phải dựa trên chứng từ gốc. Một bên thể hiện thông tin chi tiết, một bên phản ánh thông tin khái quát.
Hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị đều quan tâm đến doanh thu, quá trình vận động của tiền vốn, tài sản để từ đó phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, kế toán tài chính và kế toán quản trị là những vị trí quan trọng của doanh nghiệp.
Kế toán tài chính và kế toán quản trị khác nhau về nhiều khía cạnh. Bao gồm: mục đích hoạt động, đối tượng sử dụng thông tin, đặc điểm thông tin, nguyên tắc trình bày thông tin và tổ chức báo cáo.
Về mục đích hoạt động
Kế toán tài chính có nhiệm vụ cung cấp thông tin, dữ liệu cho việc lập các báo cáo tài chính. Còn kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin để phục vụ việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Về đối tượng sử dụng thông tin
Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là nhà quản lý doanh nghiệp như hội đồng quản trị, ban giám đốc…
Trong khi đó, đối tượng sử dụng thông tin mà kế toán tài chính báo cáo là:
Các nhà quản lý doanh nghiệp
Đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, các cơ quan chức năng như thuế, thống cơ, ngân hàng…
Nguyên tắc trình bày thông tin
Vì phụ trách những công việc liên quan trực tiếp đến thu thập, xử lý số liệu, thông tin nên kế toán tài chính cần tuân thủ đúng quy định của chế độ hiện hành về kế toán.
Đối với kế toán quản trị, nguyên tắc này phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó cách trình bày thông tin của kế toán quản trị có thể linh hoạt điều chỉnh.
Đặc điểm của thông tin
Những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp chủ yếu hướng đến việc hoạch định tương lai và liên quan đến việc quản lý tài chính của toàn doanh nghiệp. Thông tin đó nhằm phục vụ cho nhà quản lý khi đưa ra những quyết định lâu dài.
Với kế toán tài chính, đó là những thông tin đã phát sinh, được thu thập từ các chứng từ kế toán và thường được biểu hiện dưới hình thức giá trị.
Việc tổ chức báo cáo
Việc tổ chức báo cáo của kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định, thường sẽ thực hiện báo cáo theo từng quý, năm. Báo cáo của kế toán tài chính sẽ tổng kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, báo cáo của kế toán quản trị không có tính bắt buộc, thường thực hiện báo cáo theo ngày, tháng, quý, năm. Báo cáo của kế toán tài chính mang tính chi tiết, cụ thể đối với từng bộ phận, từng công đoạn trong công việc của doanh nghiệp.
Xem thêm: ultv.edu.vn
TheAnh