Công nghệ Thông tin (CNTT) và Kỹ sư Phần mềm (KSPM) là 2 ngành học đang thu hút nhiều thí sinh lựa chọn. 2 Ngành này khác nhau thế nào?
Công nghệ Thông tin (CNTT) và Kỹ sư Phần mềm (KSPM) là 2 ngành học đang thu hút nhiều thí sinh lựa chọn. 2 Ngành này khác nhau thế nào?
Đây là điểm khác biệt đầu tiên và mang tính căn bản. CNTT và KSPM đều có chung nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, nếu chương trình học CNTT thiên về việc trang bị cho sinh viên cái nhìn toàn cảnh về thế giới công nghệ, học trải rộng về các kỹ năng liên quan đến phần mềm thì KSPM có chương trình đào tạo tập trung vào cả phần cứng lẫn phần mềm, với những nội dung chuyên sâu hơn.
Theo đó, các môn học của ngành CNTT sẽ trải từ xây dựng và quản lý các ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp, bao gồm điện toán đám mây, website và hệ thống, đến cách giải quyết, hỗ trợ và khắc phục sự cố cho người dùng CNTT. Chương trình học cũng bao gồm cả thiết kế ứng dụng phần mềm trên nền tảng web và di động (mobile).
Ngành Kỹ sư Phần mềm lại có nhiều môn học chuyên sâu về thiết kế và phát triển giải pháp phần mềm đa nền tảng. Ngoài nền tảng máy tính và di động, sinh viên được học về việc thiết kế và phát triển các hệ thống lớn của doanh nghiệp và hệ thống nhúng (embedded systems) trong ô tô, siêu thị, bệnh viện, nhà máy… Đây đều là những lĩnh vực hứa hẹn có sự phát triển về mặt công nghệ cực lớn.
Nhìn chung, do định hướng rộng hơn, thời gian học ngành CNTT sẽ ngắn hơn so với Kỹ sư phần mềm. Thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn hơn và chính vì đào sâu vào một số chuyên môn công nghệ mà thời gian học của ngành Kỹ sư Phần mềm sẽ dài hơn so với CNTT.
Sinh viên dành năm thứ tư để thực hiện đồ án kỹ thuật tốt nghiệp kéo dài 2 học kỳ, với đề bài thực tiễn được đưa ra từ phía doanh nghiệp, cũng như đi thực tập tại công ty. Dù theo học ngành nào, cũng sẽ được tiếp cận những công nghệ khác nhau trong các lĩnh vực đang dẫn đầu. Quan trọng nhất là lựa chọn được ngành học phù hợp với khả năng cũng như định hướng của bản thân và gia đình.
Do chương trình học bao quát, sau khi tốt nghiệp chương trình học CNTT sẽ có lựa chọn về lĩnh vực và vị trí đa dạng như lập trình và thiết kế giao diện người dùng, quản trị cơ sở dữ liệu, kiểm thử phần mềm, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn và học máy (machine learning), và tất nhiên cả phát triển ứng dụng phần mềm trên nền tảng web và di động. Vì vậy, nếu chưa xác định được rõ định hướng của mình trong lĩnh vực công nghệ,
Trong khi đó, ngành Kỹ sư Phần mềm sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn khi tốt nghiệp nhờ chương trình học đào sâu về chuyên môn. Có thể đảm nhiệm các vai trò như kỹ sư thiết kế và phát triển hệ thống lớn và hệ thống nhúng, kỹ sư phát triển phần mềm, chuyên viên phân tích hệ thống hay chuyên viên tư vấn CNTT.
Tuy nhiên, nếu xét về con đường sự nghiệp dài hạn, cả 2 ngành này đều là những bước khởi đầu tốt để hướng tới các vị trí cao cấp như Giám đốc kỹ thuật, Giám đốc công nghệ, hay Giám đốc điều hành…
Có thể thấy, với định hướng nghề nghiệp khác nhau, mỗi ngành sẽ đem đến những thế mạnh và kỹ năng riêng, phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mình. Quan trọng nhất là nhận định được mình ở đâu, muốn gì và có khả năng gì, lúc đó sẽ chọn được cho mình khoản đầu tư thời gian, tài chính và công sức xứng đáng nhất.
Xem thêm: ultv.edu.vn
TheAnh