Sau kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia TP. HCM đợt 1, nhiều thí sinh chắc suất vào đại học

Thứ năm, 07/04/2022 | 08:52
Theo dõi ULTV trên

Sau khi trường ĐH Quốc gia TP.HCM công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1, đã có khá nhiều thi sinh chắc suất vào đại học năm 2022.

38danh-gia-nang-luc-3096-1610621167
Sau kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia TP. HCM đợt 1, nhiều thí sinh chắc suất vào đại học

Chắc suất vào đại hoc:

Trong số 79.000 thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt một cuả trường đại học Quốc gia TH HCM, người giành điểm cao nhất đạt 1.087 điểm, thấp nhất 210 thì Nguyễn Trường Tiên, thị xã An Nhơn, Bình Định đạt 1.007 điểm và nằm trong số 117 thí sinh có điểm thi cao nhất kỳ thi, với điểm số này Tiên tự tin đỗ ĐH Bách khoa TP HCM và Sư phạm Kỹ thuật.

Lưu Thái Toàn, THPT Nam Hà, Đồng Nai cũng hào hứng không kém khi trút được gánh nặng và tự tin đậu đại học khi nhận kết quả 960 điểm trong kỳ thi đánh giá năng lực. Dự kiến năm nay Toàn đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Khoa học máy tính ĐH Bách khoa TP HCM, nguyện vọng 2 vào ngành Công nghệ thông tin của ĐH Công nghệ Thông tin, trong khi đó điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin năm 2021 là 905.

Để đạt điểm cao trong kỳ thi lần này, các em học sinh đã nỗ lực rất nhiều, ngoài học trên lớp, hầu hết các em còn chăm chỉ tìm hiểu thêm kiến thức lĩnh vực Toán, Vật lý, Hóa học bên ngoài.  Kết quả thi đánh giá năng lực cũng là cơ hội để nhiều thí sinh chọn lại trường sau một năm không đạt kết quả tốt. Đang là sinh viên năm nhất một đại học ở TP HCM, Võ Trần Khánh Nhi đăng ký thi ĐGNL để chuyển trường và giành 960 điểm. Điểm số này vượt ngoài mong đợi của Nhi, em muốn học ngành Tài chính - Ngân hàng của ĐH Ngân hàng TP HCM - ngành năm ngoái lấy 862 điểm. Với điểm đạt được cao hơn điểm chuẩn năm ngoái gần 100 điểm, Nhi tự tin với suất vào đại học mơ ước.

19
Sau kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia TP. HCM đợt 1, nhiều thí sinh chắc suất vào đại học

Xu hướng lựa chọn của nhiều thí sinh:

Theo ghi nhận của ban tuyển sinh trường đại học Lương Thế Vinh, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của hơn 240 đại học, học viện cả nước rơi vào khoảng 500.000 chỉ tiêu. Thống kê có khoảng 20 phương thức tuyển sinh đại học trong năm nay. Trong đó Xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức là một trong những phương án tuyển sinh của 86 trường đại học, cao đẳng với hơn 1.500 ngành, tức là chiếm 20-40% tổng chỉ tiêu ở các trường phía Nam. Riêng khối trường thành viên Đại học Quốc gia TP HCM, con số này 50-70%.

Điểm chuẩn đánh giá năng lực những năm trước có sự chênh lệch giữa các nhóm trường. Nhóm trường top trên, trường thành viên Đại học Quốc gia TP HCM thường lấy 800-900 điểm; một số ngành trên 950. Trong khi các trường top giữa thường lấy điểm chuẩn 650-750. Điều này giúp nhiều thí sinh không đạt điểm cao nhưng vẫn chắc suất vào đại học. Với lựa chọn tham dự kỳ thi đánh giá năng lực, nhiều thí sinh đã giảm tải được áp lực, gánh nặng vào đại học bằng những phương thức tuyển sinh truyền thống.

Dự kiến đợt 2 Kỳ thi đánh giá năng lực trường Đại học Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào ngày 22/5 tại TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang. Thí sinh đăng ký dự thi và xét tuyển bắt đầu từ ngày 6/4.

Tuyển sinh đại học dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực đang là xu hướng lựa chọn của nhiều trường đại học, đây cũng là phương thức thi mà nhiều học sinh yêu thích, bởi tham dự những kỳ thi này, các em có thể tăng cơ hội trúng tuyển đại học. Hiện nay các kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức rộng rãi hơn, địa điểm tổ chức cũng ở quy mô nhiều tỉnh thành lân cận chứ không chỉ tập trung ở thành phố Hà Nội và TP HCM, điều này tạo điều kiện phù hợp cho nhiều em học sinh có thể tham dự, lệ phí cho một đợt thi cũng không cao, đủ sức cho bất kể mọi đối tượng học sinh.

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ Giáo dục dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp với ngành Y, Sư phạm

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ Giáo dục dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp với ngành Y, Sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thay đổi phương thức xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành Y học và Sư phạm. Điểm sàn thi tốt nghiệp sẽ không còn được áp dụng, thay vào đó là yêu cầu cao hơn về kết quả học tập THPT, nhằm đảm bảo đầu vào sát với thực tế chất lượng giáo dục.
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh

Dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo mang lại nhiều thay đổi tích cực, giúp giảm áp lực xét tuyển sớm, bảo đảm công bằng và nâng cao chất lượng đầu vào.
Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025: Điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025: Điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới

Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực của các trường đại học sẽ có nhiều điều chỉnh từ cấu trúc đề thi đến dạng thức câu hỏi, nhằm phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tạo cơ hội tiếp cận đồng đều và đánh giá toàn diện hơn năng lực học sinh.
Nên chọn học Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền hay Cao đẳng Y sĩ đa khoa?

Nên chọn học Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền hay Cao đẳng Y sĩ đa khoa?

Hiện nay nhiều bạn băn khoăn không biết nên chọn học ngành Y học cổ truyền hay Y sĩ đa khoa trình độ Cao đẳng để sau khi tốt nghiệp ra trường có cơ hội việc làm thu nhập tốt hơn và có khả năng học liên thông trình độ Đại học ngành Bác sĩ dễ hơn?
Đăng ký trực tuyến