Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ gồm bốn môn. Phương án này nhận được sự đồng tình từ các chuyên gia cũng như phụ huynh và học sinh vì giảm chi phí, áp lực.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ gồm bốn môn. Phương án này nhận được sự đồng tình từ các chuyên gia cũng như phụ huynh và học sinh vì giảm chi phí, áp lực.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ gồm hai môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) với hai môn lựa chọn (trong số các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chia sẻ với Ban Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh, em Nguyễn Kim Anh (học sinh lớp 10 tại Nam Định) cho biết, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ ổn định, giúp giảm bớt môn học, áp lực cho học sinh.
“Ngoài hai môn thi bắt buộc, em đăng kí thi thêm môn Ngoại ngữ và Vật lý. Em dự định đăng 2 ngành Ngôn ngữ Anh và Bác sĩ Thú y của Trường Đại học Lương Thế Vinh. Em hi vọng đến năm 2025, tổ hợp xét tuyển vào trường không thay đổi”, Kim Anh bày tỏ.
Một vị chuyên gia trong ngành giáo dục cho biết: “Việc Bộ GD&ĐT chỉ cho hai môn tự chọn khiến tụi em phải cân nhắc rất kỹ khi chọn môn thứ tư bởi môn thứ ba đương nhiên sẽ là tiếng Anh”.
Chuyên gia này cho rằng nhiều năm qua điểm thi môn tiếng Anh luôn là môn thi có điểm cao. Tiếng Anh không chỉ là thế mạnh mà hiện nay nhiều trường đại học đều yêu cầu chứng chỉ để xét tuyển nên các em đều rất đầu tư cho môn học này dù nó không phải là môn bắt buộc để thi.
Ngày 12/12 vừa qua, 3.500 cán bộ, giảng viên, giáo viên trên cả nước bước vào phiên thứ 2 chương trình tập huấn chuyên môn về công tác khảo thí. Chương trình hướng tới trao đổi, học hỏi và nâng cao năng lực khảo thí, quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho những người làm công tác thi.
Chương trình cũng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên, giảng viên, chuyên gia có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và am hiểu về quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, ra đề thi để phục vụ công tác tổ chức các Kỳ thi đặc biệt là Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo lộ trình đổi mới thi và đánh giá của ngành giáo dục của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, từ mùa tuyển sinh đại học năm 2025, công tác khảo thí nói chung, trong đó kỳ thi tốt nghiệp THPT có một số điểm mới khi tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với yêu cầu đánh giá năng lực người học. Do đó, ngay từ bây giờ Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị tất cả các điều kiện về đội ngũ, chương trình, nội dung… cho công tác khảo thí phục vụ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Được biết, chương trình tập huấn chuyên môn về công tác khảo thí diễn ra từ ngày 11 - 17/12 theo hình thức trực tuyến gồm 76 điểm cầu trong cả nước, với sự tham gia của trên 3.500 người là cán bộ đang công tác tại Bộ GD&ĐT, 63 Sở GD&ĐT, 12 cơ sở giáo dục đại học và giảng viên, giáo viên trên phạm vi cả nước.
Đây là một trong những hoạt động nhằm hiện thực hoá Bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) được ký kết vào tháng 9/2022 nhân chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại Hoa Kỳ; trong đó, có nội dung nâng cao năng lực công tác khảo thí cho ngành giáo dục Việt Nam, nhất là các kỳ thi cấp quốc gia.