Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ vừa được Bộ GD&ĐT ban hành có nhiều điểm mới, tăng tính linh hoạt và quyền tự chủ của các trường.
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT được điều chỉnh, bổ sung bảo đảm thống nhất với các quy định của Luật Giáo dục Đại học đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, đồng thời bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành trước đó.
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT đã thống nhất quy định chung về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo của các trình độ của giáo dục đại học (đào tạo đại học, đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ) thay thế Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT. Đây là cơ sở pháp lý giúp các trường dựa vào đó mở ngành chuẩn chỉ, tránh những sai phạm mà một số cơ sở đại học từng mắc phải khi mở ngành đào tạo mới.
Nhiều chuyên gia về giáo dục rất tâm đắc, hưởng ứng thông tư này và cho rằng thông tư này có rất nhiều điểm mới đáng hoan nghênh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ GD&ĐT nhận xét: Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học triển khai thực hiện đồng bộ, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác giám sát quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội nói chung khi:
Quy định cụ thể về điều kiện phải có đơn vị chuyên môn cấp khoa hoặc tương đương để quản lý các hoạt động chuyên môn, giảng viên, người học và các nhiệm vụ quản lý khác đối với ngành đào tạo dự kiến mở.
Quy định về tên ngành đào tạo, nhu cầu nhân lực, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, thư viện và các điều kiện khác có liên quan khác.
Ngoài ra, thông tư còn quy định: Cơ sở đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT để sẵn sàng chuyển sang dạy - học trực tuyến, bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.
Tăng tính tự chủ cho các trường
Để mở ngành đào tạo mới, cơ sở giáo dục đại học phải xây dựng đề án gồm các nội dung và các bước xây dựng của cơ sở đào tạo do hiệu trưởng chỉ đạo và chịu trách nhiệm về điều kiện, trình tự, thủ tục để được mở ngành theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và các quy định hiện hành khác có liên quan của pháp luật.
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực sẽ tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ trong việc mở ngành đào tạo mới cho các cơ sở đào tạo. Thông tư có một số quy định mở và linh hoạt hơn về điều kiện mở ngành, tăng tính tự chủ cho các trường. Chẳng hạn, không bắt buộc nhà trường phải đảm bảo đủ điều kiện ngay năm đầu tiên mở ngành, thay vào đó cho phép các trường chuẩn bị đội ngũ và điều kiện cơ sở vật chất phải bảo đảm đủ cho 2 năm học đầu của chương trình đào tạo, đồng thời phải có phương án, kế hoạch tuyển dụng, đầu tư đảm bảo cho các năm tiếp theo.
Quy định về giảng viên cũng có nhiều điểm mới và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường. Cụ thể, quy định giảng viên toàn thời gian, giảng viên có chuyên môn phù hợp thay cho quy định giảng viên cơ hữu, giảng viên cùng ngành hoặc gần ngành. Từ đó vừa đảm bảo được đội ngũ giảng viên, vừa đảm bảo được chất lượng đào tạo mà vẫn phù hợp với xu hướng đào tạo ngành nghề hiện nay trên thế giới.
Năm nay, Trường đại học Lương Thế Vinh dự kiến mở thêm một số ngành đào tạo mới. Ban lãnh đạo nhà trường bày tỏ vui mừng, cho biết Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT sẽ là kim chỉ nam để trường không chệch hướng.
Năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, tạo thêm cơ hội cho học sinh lớp 12. Việc cập nhật thông tin về các kỳ thi này là bước chuẩn bị quan trọng để thí sinh có thể đạt kết quả tốt và tăng cơ hội trúng tuyển.
Cập nhật mới nhất về danh sách các trường đại học tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của năng lực ngoại ngữ trong giáo dục đại học Việt Nam. Đặc biệt, điều này mở ra cơ hội cho sinh viên trau dồi kỹ năng ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn quốc tế ngay tại nước nhà.
Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Từ năm 2025, các trường đại học sẽ điều chỉnh tổ hợp xét tuyển để thích ứng với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, tạo điều kiện cho thí sinh chọn môn thi tốt nghiệp linh hoạt hơn. Sự thay đổi này hứa hẹn tác động lớn đến định hướng học tập của học sinh.