Anh-Anh và Anh-Mỹ những điểm khác biệt thú vị

Thứ sáu, 25/02/2022 | 15:58
Theo dõi ULTV trên

Tiếng Anh – Anh và Anh Mỹ về cơ bản không có nhiều thay đổi về nghĩa và ngữ pháp, tuy nhiên chúng lại có sự đa dạng, khác biệt thú vị ví dụ như phát âm, một số từ vựng, chính tả, dấu câu, định dạng, giọng nói…

Tổng hợp của khoa Ngôn ngữ Anh - trường đại học Lương Thế Vinh có những khác biệt thú vị giữa tiếng Anh - Anh và Anh - Mỹ ví dụ như phát âm, một số từ vựng, chính tả, dấu câu, định dạng, giọng nói…

Anh-Anh và Anh-Mỹ những điểm khác biệt thú vị
Anh-Anh và Anh-Mỹ những điểm khác biệt thú vị

Ngữ pháp

Về cơ bản giống nhau, nhưng đôi lúc vẫn có những khác biệt thú vị giữa ngữ pháp của người sử dụng Anh - Anh và Anh – Mỹ. Khi nói về một hành động mới diễn ra gần đây trong quá khứ mà có ảnh hưởng đến hiện, tiếng Anh – Anh sẽ sử dụng thì hiện tại hoàn thành (ex: I’ve broken your vase. Will you forgive me? / Tôi đã làm vỡ chiếc bình của bạn. Bạn sẽ tha thứ cho tôi chứ?)

Tiếng Anh-Mỹ linh hoạt hơn khi chấp nhận thì hiện tại hoàn thành là đúng. Nhưng họ sẽ không sử dụng phân từ trong quá khứ của tiếng Anh -  Anh. Ví dụ, người Mỹ sẽ sử dụng "gotten" thay cho quá khứ phân từ của động từ "get". Ngoài ra, ở Anh – Mỹ còn có lựa chọn thứ 2, họ sử dụng thì quá khứ đơn để diễn tả, cũng với nghĩa như câu trên, họ sẽ viết thành "I broke your vase. Will you forgive me?".

Nhiều từ Anh- Anh không có trong Anh-Mỹ và ngược lại

Một số từ thay đổi từ tiếng anh – Anh khi sang Anh – Mỹ, ví dụ: Từ “thịt bò băm” tiếng Anh – Anh là "minced beef" sang Anh Mỹ đổi thành "ground beef".

Người Mỹ dùng "gasoline" chỉ về nhiên liệu cho xe ô tô thay vì "petrol" (xăng dầu) như người Anh.

"S'mores" - chỉ món bánh được làm từ bánh graham crackers, kẹo dẻo marshmallow và socola hay "grits" chỉ bột yến mạch khô là những thứ độc đáo của Mỹ nhưng không có từ tương ứng ở Anh. Ngược lại, ta chỉ tìm thấy "black pudding" - loại dồi làm từ tiết lợn với thịt lợn băm ở Anh, chứ không tồn tại tiếng anh Mỹ.

Từ giống nhau mang nghĩa khác nhau

Cùng một từ, nhưng đôi khi trong tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ lại có nghĩa khác nhau, thậm chí còn trái ngược với nhau:

Ví dụ: Cùng là từ "geezer" trong tiếng Anh-Mỹ chỉ một người lớn tuổi, còn trong tiếng Anh-Anh chỉ người ở mọi lứa tuổi, thường là nam, người có thể là bạn của một ai đó hoặc một người được cho là "cool" - tuyệt. Cùng là từ "homely" nhưng trong tiếng Anh-Mỹ chỉ sự đơn giản, xấu xí nhưng trong phiên bản Anh-Anh, nó mang nghĩa ngược lại là nghĩa ấm cúng, thoải mái….

Anh-Anh và Anh-Mỹ những điểm khác biệt thú vị
Anh-Anh và Anh-Mỹ những điểm khác biệt thú vị

Sự khác biệt về chính tả

Trong Anh - Mỹ, “màu sắc” là "color", còn Anh - Anh thì viết thành "colour", Anh – Mỹ từ “yêu thích” là "favorite" còn ở Anh người ta viết là "favourite" (thêm chữ "u").

Xu hướng của tiếng Anh-Mỹ là kết thúc các từ bằng "-ize" thay vì "-ise" như trong tiếng Anh-Anh. Kết thúc "-er" của các từ như "theater" hay "center" trong tiếng Anh-Mỹ bị đảo ngược trong tiếng Anh-Anh, thành "theatre" và "centre"…

Dấu câu

Trong Anh - Mỹ, nếu trong câu trích dẫn có chứa một câu trích dẫn khác, dấu ngoặc kép (“”) được sử dụng cho trích dẫn chính còn dấu ngoặc kép (‘’) được sử dụng cho câu trích dẫn bên trong câu chính đó. Ở Anh thì ngược lại.

Người Anh thường đặt dấu phẩy và dấu chấm bên ngoài dấu ngoặc kép trong khi người Mỹ đặt chúng ở bên trong. Tương tự, khi viết tắt người Anh không bao giờ thêm dấu chấm vào trong, còn người Mỹ thì ngược lại sẽ viết là "Mr., Dr., Mrs."

Định dạng ngày, tháng

Người Mỹ viết ngày theo thứ tự tháng - ngày - năm. Vì vậy ngày 25 tháng 2 năm 2022 sẽ viết là 2/25/2022. Ở Anh, họ viết như đa số các nước trên thế giới trật tự ngày-tháng-năm (25/2/2022) .

Giọng điệu

Giọng điệu, văn phong luôn là điểm khác biệt rõ rệt nhất để phân biết các vùng miền.

Người Mỹ nói năng thoải mái, thẳng thắn hơn, còn người Anh thì lịch thiệp, trang trọng. Ví như khi gặp nhau tợi nơi làm việc người Mỹ sẽ chào bằng "Hey" hoặc "What’s up?". Còn ở Anh, họ thường chào: "Good morning" và "How do you do?".

Người Mỹ sẽ cảm thấy ngớ nhẩn với những câu thành ngữ của người Anh như kiểu "and Bob’s your uncle" ("như thế đó", "đơn giản như đan rổ") – câu nói kèm sau khi liệt kê một loạt hướng dẫn đơn giản.

Ở Mỹ, người ta thường dùng "odds and ends" (đầu thừa đuôi thẹo, vật linh tinh), nhưng trong tiếng Anh-Anh, bạn có nhiều khả năng nghe thấy "bit and bobs" (những đồ nhỏ nhặt, lặt vặt).

Tuyển sinh đại học 2024: Bí quyết để không “sập bẫy” điểm sàn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2024: Bí quyết để không “sập bẫy” điểm sàn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Đến thời điểm này, hầu hết các trường đại học trên toàn quốc đã công bố điểm “sàn” nhận hồ sơ xét tuyển cho phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thí sinh cũng chỉ còn 4 ngày nữa để đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuyên gia tuyển sinh “bật mí” chiến lược đăng ký nguyện vọng đại học 2024

Chuyên gia tuyển sinh “bật mí” chiến lược đăng ký nguyện vọng đại học 2024

Từ ngày 18/7 đến trước 17h ngày 30/7 là thời gian thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2024. Các chuyên gia tuyển sinh đã đưa ra lời khuyên về cách đăng ký nguyện vọng thông minh, giúp thí sinh tăng khả năng đỗ đại học.
Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y học cổ truyền tại Thành phố Nam Định

Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y học cổ truyền tại Thành phố Nam Định

Hiện nay nhu cầu nhân lực ngành Y học cổ truyền đang thiếu rất trầm trọng. Được sự cho phép của Bộ y tế, nhiều trường đang tiến hành mở ngành Y học cổ truyền trình độ cao đẳng, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền.
Xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Thời gian này, thí sinh đang thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên đây không?
Đăng ký trực tuyến