Tinh hoa y học cổ truyền Ấn Độ đưa vào chương trình giảng dạy Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam

Thứ ba, 14/11/2023 | 14:58
Theo dõi ULTV trên

Ayurveda, nền y học cổ truyền Ấn Độ được gọi là Ayurveda có nguồn gốc từ thời cổ xưa > 4000 năm trước. Chữ Ayurveda được tạo thành bởi các từ có ý nghĩa: 'Ayus' có nghĩa là 'sống' hay 'trường thọ', và 'Veda' có nghĩa là 'khoa học' và 'tri thức'.

y hoc co truyen an do

Ayurveda, hay còn gọi là Ayurvedic Medicine, được coi là nền Y học cổ truyền Ayurveda lâu đời nhất trên thế giới sánh ngang với Y học cổ truyền Trung Quốc. Ayurveda trong tiếng Phạn có nghĩa là “tri thức cuộc sống”, Ayurveda theo quan niệm của người Ấn Độ chính là kiến thức, là sự hiểu biết lâu đời nhất về sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống. Nói cách khác đây chính là khoa học cổ của người Ấn Độ về y học dựa trên sự cân bằng. “Ayur” nghĩa là “sống” hay “trường thọ”, “Veda” nghĩa là “khoa học và kiến thức”.

Ayurveda dựa trên lý thuyết cho rằng bệnh tật là hậu quả của sự mất cân bằng về sức sống của cơ thể (prana). Nó nhằm khôi phục sự cân bằng trong cơ thể. Sự cân bằng của prana được xác định bởi sự cân bằng của ba phẩm chất (doshas): vata, pitta, and kapha. Hầu hết mọi người đều có một dosha thống trị; sự cân bằng cụ thể là duy nhất cho mỗi người.

Ayurveda chú trọng vào việc cân bằng, hài hòa cơ thể, tâm trí và tinh thần, vì họ tin rằng chính sự cân bằng này giúp ngăn ngừa bệnh tật, đem lại cho chúng ta một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh hơn.

Chứng cứ lịch sử đầu tiên của Ayurveda được tìm thấy trong một quyển kinh của người Aryan có tên là Veda, người Aryan di chú đến vùng trung tâm châu Á vào khoảng 1500 năm trước công nguyên. Vì vậy tại đây đã xuất hiện nhiều các ngôi Trường Đại học Y lớn ở các thành phố khác nhau, tại các Trường đại học Y khoa này thì Nội khoa và Ngoại khoa đồng thời phát triển một cách độc lập với nhau. Khoảng thời gian từ 300 năm trước công nguyên đến 600 sau công nguyên, là giai đoạn mà nền Y học cổ truyền Ayurveda được rất nhiều các nhà sư truyền bá, mở rộng ra các vùng xung quanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo.

duoc lieu co truyen an do

Nền tảng lý thuyết của Ayurveda gồm có:

1- Pancha Mahabhuta Theory (Five Elements) - (5 thành tố)

2- Tri-dosha Theory (Three Body Humours) - (Ba loại năng lượng)

3- Sapta-dhatu Theory (Seven Body Tissues) - (7 thành phần của cơ thể)

Nội dung chi tiết về Pancha Mahabhuta (five Elements) (5 thành tố)

1- Prithvi or Bhumi (Earth) - (Thổ)

2-Ap or Jala (Wate) - (Nước)

3-Agni or Tejas (Fire) - (Hỏa)

4-Vayu or Pavan (Air or Wind) - (Gió hoặc không khí)

5-Akasha (Ether) - (Không gian để tồn tại)

Tridosha Theory (Three Body Humours) - (3 loại năng lượng)

Trọng tâm của nền y học Ajurveda là sức khỏe chỉ có được khi có sự cân bằng của 3 chức năng trong toàn bộ cơ thể: Vata, Pitta and Kapha.

1- Vattal: năng lượng Gió: cần cho sự vận hành của hệ thần kinh

2- Pitta: năng lượng Lửa: dùng dịch mật để tiêu hóa thức ăn nhằm chuyển hóa trong hệ tĩnh mạch

3- Kapha: năng lượng Nước: liên quan đến các loại dịch trong cơ thể, chất làm trơn và mang chất dinh dưỡng vào hệ động mạch

Sapta-Dhatu (Seven Body Tissues) - (7 thành phần cơ thể)

1- Rasa: Hệ tiêu hóa

2- Rakta: Hệ tuần hoàn

3- Mamsa: Hệ cơ

4- Med: Mỡ

5- Majja: Tủy

6- Asthi: Hệ xương

7- Shukra: Hệ sinh dục

y hoc co truyen an do 1

Sử dụng Ayurveda: Sau khi xác định sự cân bằng của doshas, các thầy thuốc thiết kế một phương pháp điều trị đặc biệt phù hợp với từng bệnh nhân. Ayurveda sử dụng chế độ ăn uống, thảo mộc, xoa bóp, thiền, vận động và giải độc trị liệu (panchkarma) — điển hình là dùng thuốc xổ, xoa bóp dầu hoặc rửa mũi — để khôi phục sự cân bằng trong cơ thể và với thiên nhiên.

Theo tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn giảng viên cao cấp Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết: Theo trang The Health Site, Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống của người Ấn Độ) có niên đại > 4000 năm tuổi, được coi là khoa học chữa bệnh lâu đời trong lịch sử nhân loại. Ayurveda có thể chế ngự được cảm giác, trạng thái tiêu cực bằng việc thực hành cân bằng thân - tâm - trí.

Theo y học Ayurveda, năng lượng của con người thường được cấu thành từ ba nguồn năng lượng (dosha) gồm gió (vata), lửa (pitta) và đất (kapha). Ba nguồn năng lượng này ảnh hưởng đến thể chất (thân), tinh thần (tâm) và ý thức (trí) của con người. Sự luân chuyển của ba dosha sẽ tạo thành trụ cột cho thể chất, tinh thần và ý thức, góp phần tạo nền tảng của sức khỏe toàn diện. Khi các dosha không cân bằng thì thân - tâm - trí đồng thời bị ảnh hưởng. Nếu thực sự lắng nghe cơ thể, bạn sẽ dễ nhận thấy dấu hiệu của sự mất cân bằng các dosha.

Trường Đại học Lương Thế Vinh đã dày công tiếp thu những kiến thức tinh hoa y học cổ truyền Ân Độ để đưa vào chương trình đào tạo Bác sĩ y học cổ truyền để giúp người học sâu về y lý, chắc về y thuật cổ phương. Nếu Bạn yêu thích ngành Bác sĩ y học cổ truyền thì hãy đăng ký xét tuyển tại Website: https://ultv.edu.vn/dang-ky/

Địa chỉ Trường Đại học Lương Thế Vinh, đường Cầu Đông, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 03.5982.5982;  03.8259.8259.

Top 10 Trường Đại học Đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam chất lượng tốt

Top 10 Trường Đại học Đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam chất lượng tốt

Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời về chăm sóc sức khoẻ bằng các liệu pháp Y học cổ truyền (YHCT). Hiện nay, dù nền Y học hiện đại phát triển nhưng YHCT vẫn giữ vai trò quan trọng trong điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Đăng ký xét tuyển Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền online

Đăng ký xét tuyển Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền online

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về ngành Y học cổ truyền (YHCT) là “tổng hợp của các kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm bản địa của các dân tộc khác nhau để phòng ngừa, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh.
Học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất trong Đông Y là gì?

Học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất trong Đông Y là gì?

Con người với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau, thông qua sự thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển. Trong y học cổ truyền, ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh giữ sức khoẻ, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh toàn diện.
Học thuyết Tạng Tượng theo Y học cổ truyền Trung Hoa là gì?

Học thuyết Tạng Tượng theo Y học cổ truyền Trung Hoa là gì?

Y học nhân loại hình thành từ xa xưa gọi là y học cổ truyền hay còn gọi là Đông Y. Y học cổ truyền dựa vào các học thuyết đã được các thầy thuốc Đông Y đúc kết từ hàng nghìn năm nói về hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho con người.
Đăng ký trực tuyến