Từ năm 2025 các trường xét tuyển đại học sẽ như thế nào?

Thứ hai, 11/12/2023 | 08:08
Theo dõi ULTV trên

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có sự thay đổi đó là học sinh chỉ thi tốt nghiệp với 4 môn theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Các trường đại học cũng phải tính toán các phương án tuyển sinh với các tổ hợp môn phù hợp hơn.

xét tuyển đại học từ năm 2025

Các mùa tuyển sinh nhiều năm gần đây, phương án thi tốt nghiệp THPT hiện hành có 6 môn thi gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 trong 2 tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hoặc Tổ hợp Khoa học Xã hội gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Từ năm 2025, phương án thi tốt nghiệp THPT sẽ có 4 môn thi gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong các môn còn lại gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật. Như vậy, nếu so với phương án thi hiện hành, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 xuất hiện thêm 2 môn thi mới lần đầu tiên có mặt trong danh sách các môn thi tốt nghiệp cho học sinh tự chọn là Tin học và Công nghệ.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho rằng, việc thêm 2 môn thi Tin học và Công nghệ vào danh sách các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp với thực tế vì đây là những môn học rất cần thiết trong bối cảnh cách mạng cộng nghiệp 4.0 hiện nay. Không những thế, điều này giúp học sinh có cơ hội được chọn môn học thoải mái hơn trước, không phải phân vân giữa môn học mình thích, môn mình có sở trường và môn thi tốt nghiệp nữa.

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết: Nguyên tắc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không cho phép thí sinh thi hơn 2 môn lựa chọn. Phương án thi từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn trong số 9 môn sẽ tạo ra 36 tổ hợp môn. Như vậy, với việc số lượng môn thi tốt nghiệp THPT giảm (từ 6 xuống còn 4 môn) thì số lượng các tổ hợp xét tuyển nhìn chung sẽ giảm so với trước nhưng đồng thời cũng sẽ xuất hiện thêm các tổ hợp xét tuyển mới có sự góp mặt của các môn Tin học, Công nghệ.

Nhiều trường đại học cho rằng, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có 4 môn sẽ không ảnh hưởng đến các phương thức tuyển sinh riêng hiện được sử dụng ở các trường hiện nay như: Xét kết quả học tập THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, ưu tiên xét tuyển chứng chỉ quốc tế… Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới đánh giá năng lực thật sự của học sinh nên các kỳ thi riêng do một số trường đại học lớn tổ chức như thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy sẽ ngày càng trở nên quan trọng và chiếm ưu thế.

Điều này sẽ dẫn tới xu hướng ngày càng có nhiều trường đại học ưu tiên chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển riêng và giảm dần chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đối với các trường vẫn sử dụng phương án xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thì sẽ phải có sự sắp xếp lại tổ hợp môn cho phù hợp hơn. Việc sắp xếp này sẽ được căn cứ vào thực tế lựa chọn môn học tự chọn của học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh, CHủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết: Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT luôn khuyến khích các trường đại học giữ ổn định về quy chế tuyển sinh và đơn giản hóa các phương thức xét tuyển. Vì vậy, Trường Đại học Lương Thế Vinh cũng sẽ tiếp tục giữ ổn định về phương thức tuyển sinh, kể cả phương thức tuyển sinh năm 2025. Tuy nhiên, nhà trường sẽ có những thay đổi linh hoạt với chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT và các hình thức xét tuyển kết hợp khác.

Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, nhà trường sẽ giữ ổn định chỉ tiêu cũng như phương thức xét tuyển như năm 2023 với khoảng 18% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, giảm 7% so với năm 2023, tăng tương ứng phương thức xét tuyển kết hợp lên 80%, phương thức tuyển thẳng là 2%.

Dự kiến từ năm 2025, nhà trường sẽ điều chỉnh tổ hợp xét tuyển phù hợp với cách thức và nội dung thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thông đồng thời nghiên cứu mã xét tuyển theo ngành, nhóm ngành trường.

Hiện nay, việc giảm tổ hợp sẽ góp phần làm lành mạnh hóa quá trình xét tuyển trước thực trạng nở rộ các phương thức như hiện nay, song lo lắng từ phía thí sinh là khó tránh khỏi. Thí sinh đều mong mỏi các trường sớm công bố phương án thi, phương án xét tuyển để có thể lựa chọn những tổ hợp ôn thi cho hợp lý.

Điểm chuẩn đại học 2025 có giảm sâu? Cơ hội cho thí sinh 21–25 điểm

Điểm chuẩn đại học 2025 có giảm sâu? Cơ hội cho thí sinh 21–25 điểm

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 thấp hơn so với năm trước, đặc biệt ở các môn tổ hợp xét tuyển đại học. Đây được xem là cơ hội thuận lợi để thí sinh đạt 21–25 điểm tăng khả năng trúng tuyển.
Gần 9,4 điểm/môn mới có cơ hội trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh

Gần 9,4 điểm/môn mới có cơ hội trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh tiếp tục giữ sức hút lớn trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2024. Tuy nhiên, để trúng tuyển vào các trường top đầu, thí sinh cần đạt mức điểm tiệm cận 9,4 điểm/môn – một thử thách không hề nhỏ.
Thí sinh cần đọc đề án tuyển sinh trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

Thí sinh cần đọc đề án tuyển sinh trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

Năm 2025 đánh dấu kỳ tuyển sinh đầu tiên sau khi áp dụng chương trình Giáo dục phổ thông mới. Năm nay có nhiều điểm mới trong xét tuyển, việc đọc kỹ đề án tuyển sinh của từng trường là bước quan trọng để tránh sai sót và tăng cơ hội trúng tuyển.
Tuyển sinh 2025: Hướng dẫn thí sinh phân tích phổ điểm để chọn nguyện vọng phù hợp

Tuyển sinh 2025: Hướng dẫn thí sinh phân tích phổ điểm để chọn nguyện vọng phù hợp

Phổ điểm là công cụ hỗ trợ hiệu quả, giúp thí sinh đánh giá năng lực so với mặt bằng chung. Việc phân tích phổ điểm giúp thí sinh điều chỉnh nguyện vọng phù hợp, lựa chọn ngành, trường hợp lý và gia tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Đăng ký trực tuyến