Tiếng Anh, Tin học sẽ được triển khai dạy học bắt buộc với học sinh lớp 3 bắt đầu từ năm học 2022-2023 theo Chương trình GDPT 2018. Vẫn tồn tại nhiều khó khăn, song các địa phương đang nỗ lực, gấp rút đảm bảo các điều kiện trước giờ “G”.
Tiếng Anh, Tin học sẽ được triển khai dạy học bắt buộc với học sinh lớp 3 bắt đầu từ năm học 2022-2023 theo Chương trình GDPT 2018. Vẫn tồn tại nhiều khó khăn, song các địa phương đang nỗ lực, gấp rút đảm bảo các điều kiện trước giờ “G”.
Theo ghi nhận của ban tuyển sinh trường đại học Lương Thế Vinh. Hầu hết các địa phương đã và đang nỗ lực gấp rút chuẩn bị, đảm bảo các điều kiện để triển khai việc dạy học bắt buộc 2 môn Tiếng Anh và Tin học với các em học sinh lớp 3:
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre, ông Võ Văn Luyến cho biết: Tỉnh xác định dạy học Tin học, Ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông và điều kiện quan trọng để đổi mới giáo dục. UBND tỉnh đã chỉ đạo dạy học đồng bộ 2 môn học, đáp ứng các điều kiện cơ bản về đội ngũ giáo viên, đầu tư các phòng chuyên môn đặc biệt phòng tin học. Tới nay trên địa bàn tỉnh đã có 167/285 trường Tiểu học bố trí được 2 phòng học tiếng Anh, 18 trường bố trí 1 phòng học. Cơ bản quy mô thực trạng đều đáp ứng được yêu cầu dạy học tiếng Anh, Tin học.
Sở GD&ĐT Bến Tre đã triển khai dạy học tiếng Anh tự chọn đối với lớp 1, 2 tại địa phương đã đạt 87,7%; lớp 3, 4, 5 cũng đảm bảo dạy 4 tiết/tuần với tỉ lệ 100% tại các cơ sở giáo dục. Không chỉ học sinh cấp tiểu học, tại cấp mầm non Sở cũng chỉ đạo dạy học tiếng Anh với người nước ngoài để trẻ nhỏ có thể làm quen. Ngoài việc tăng cường việc dạy học cho trẻ, Sở cũng đầu tư bồi dưỡng chuyên môn, năng lực giảng dạy cho 100% giáo viên tiếng Anh. Tới nay có trên 96% giáo viên đạt B2. Bến Tre còn đẩy mạnh tuyển giáo viên tiếng Anh và đưa giáo viên cấp THCS dạy liên trường Tiểu học.
Tỉ lệ học sinh từ lớp 3-5 được học Tin học đạt 100%, học sinh lớp 1, 2 học tự chọn học Tin học đạt 35,1%.
Hưởng ứng chương trình này, đồng loạt các tỉnh như Thanh Hóa, Bắc Kạn, Hà Giang… cũng đẩy mạnh triển khai, chuẩn bị, đảm bảo các điều kiện để triển khai việc dạy học bắt buộc 2 môn Tiếng Anh và Tin.
Theo ghi nhận của ban tuyển sinh đại học trường đại học Lương Thế Vinh, hầu hết các địa phương gặp phải không ít khó khăn trong quá trình triển khai dạy học Tiếng Anh và Tin học bắt buộc cho học sinh lớp 3, một trong những khó khăn lớn nhất là tình trạng thiếu giáo viên.
Ông Tạ Hồng Lựu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết đội ngũ giáo viên tiếng Anh triển khai dạy học bắt buộc ở lớp 3 đã có thể bố trí sẵn sàng. Song nếu tính số giáo viên giảng dạy cho cả lớp 4, 5 thì thiếu khoảng 114 người. Tỉnh đang cố gắng tiếp tục bố trí. Thanh Hóa hiện thiếu nhiều giáo viên môn Tin học hơn tiếng Anh, có trường “trắng” giáo viên.
Hiện tại tỉnh đang cố gắng triển khai tuyển chọn, bổ sung thêm giáo viên. Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh giải quyết thiếu biên chế bằng hợp đồng giáo viên tiếng Anh, Tin học theo Nghị Quyết 102 của Chính phủ; Điều động bố trí giáo viên dạy liên trường liên cấp trong cùng huyện, linh hoạt dạy học cuốn chiếu.
Về cơ sở vật chất hiện nay Thanh Hóa bên cạnh rà soát lại còn tham mưu UBND tỉnh và trình trong tháng 3 kế hoạch nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm giảng dạy trong các cơ sở giáo dục…
Cũng trong quá trình gỡ khó, tại Thanh Hóa các huyện thị thành phố đang chủ động tổ chức bố trí đủ giáo viên, cơ sở vật chất. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, Tin học để tỉnh phê duyệt; Vừa tuyển dụng vừa bồi dưỡng đào tạo lại để đảm bảo sẵn sàng.
Không riêng gì Thanh Hóa, nhiều địa phương trên cả nước cũng đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, chuẩn bị đủ nhân lực và vật lực để triển khai dạy học bắt buộc Tiếng Anh và Tin học cho học sinh lớp 3.