Quy chế giảm điểm ưu tiên của Bộ liệu có công bằng

Thứ hai, 20/06/2022 | 09:42
Theo dõi ULTV trên

Từ khi Bộ GD&ĐT chính thức ban hành quy chế tuyển sinh 2022, nhiều luồng ý kiến trái chiều, thậm chí lo ngại bất công xoay quay quy định giảm điểm ưu tiên cho thí sinh 22,5 điểm trở lên.

Tuyển sinh đại học năm 2022, quy chế giảm điểm ưu tiên của Bộ liệu có công bằng
Tuyển sinh đại học năm 2022, quy chế giảm điểm ưu tiên của Bộ liệu có công bằng

Bộ nhiều lần thay đổi về việc cộng điểm ưu tiên trong dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2022:

Trước khi chính thức ban hành quy chế tuyển sinh năm 2022 và đưa ra quy chế tuyển sinh mới. Bộ đã nhiều lần ban hành dự thảo quy chế tuyển sinh để tiếp thu ý kiến của xã hội, cộng đồng. Trước đó, khi ban hành dự thảo quy chế tuyển sinh lần 1, Bộ GD&ĐT chủ trương sẽ không cộng điểm ưu tiên khu vực cho những thí sinh thi lại đại học. Dự thảo này vấp phải rất nhiều tranh cãi, nhiều quan niệm cho rằng chính sách không thúc đẩy, khuyến khích các học sinh vùng khó khăn.

Bộ đã xem xét ghi nhận, thảo luận, sửa đổi, quyết định sẽ vẫn sử dụng điểm ưu tiên cho những thi sinh thi lại năm đầu. Đặc biệt theo quy chế tuyển sinh mới, bắt đầu áp dụng từ năm 2023, thí sinh khi xét tuyển đại học sẽ không được cộng tối đa điểm ưu tiên nếu đạt điểm từ 22,5 điểm trở lên, thậm chí đạt với những thí sinh đạt điểm 30 sẽ không được cộng điểm ưu tiên. Quy định này áp dụng với tất cả các phương thức xét tuyển đại học chứ không chỉ riêng phương thức tuyển sinh xét kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc xét học bạ. Cụ thể với các phương thức khác, sẽ có cách quy ra thang điểm tương đương để xác định mức ưu tiên phù hợp.

Công thức tính là: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường

Hiện nay theo các quy chế ban hành, sinh viên xét tuyển đại học có thể hưởng hai diện ưu tiên gồm ưu tiên khu vực (cộng thêm 0,25-0,75) và ưu tiên đối tượng chính sách (1-2 điểm). Với cách tính điểm ưu tiên theo khu vực như trên, mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng sẽ giảm dần theo tổng điểm họ đạt được, nếu xét cả 2 dạng ưu tiên cùng lúc, một thí sinh có thể được cộng tối đa 2,75 điểm ưu tiên.

Tuyển sinh đại học năm 2022, quy chế giảm điểm ưu tiên của Bộ liệu có công bằng
Tuyển sinh đại học năm 2022, quy chế giảm điểm ưu tiên của Bộ liệu có công bằng

Lo ngại bất công với quy chế giảm điểm ưu tiên của Bộ:

Ghi nhận của ban tuyển sinh trường ĐH Lương Thế Vinh, đại diện cho Bộ GD&ĐT, Bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Giáo dục đại học cho biết điều chỉnh trên đây của Bộ với mục đích đảm bảo công bằng cho các nhóm thí sinh điểm cao, muốn vào các trường top đầu, đặc biệt là một số ngành có điểm chuẩn cao như Y, Dược, tránh tình trạng 29-30 điểm vẫn trượt đại học như những năm trước, do phải nhường chỗ cho những thí sinh khác được cộng điểm.

Có nhiều chuyên gia giáo dục, một số trường đại học đồng ý tán thành với chủ trương này, thế nhưng cũng có nhiều bộ phận tỏ ra lo ngại với quy định này. Cụ thể thầy Mai Quốc Chánh – nguyên hiệu trưởng trường ĐH Lương Thế Vinh nhận định, điều chỉnh cộng điểm ưu tiên sẽ tạo ra tác động lớn với xét tuyển đại học. Trong xét tuyển đại học, chênh nhau 0,1 điểm cộng cũng đã làm tăng hoặc giảm hàng trăm em trúng tuyển nên phải hết sức thận trọng, cần cân nhắc thật kỹ.

Nhiều phụ huynh học sinh bức xúc cho rằng quy chế này sẽ tạo ra bất cập mới; chẳng hạn hai học sinh cùng học tập ở vùng khó khăn nhưng một em ít được ưu tiên hơn chỉ vì nỗ lực hơn hoặc có tố chất tốt hơn.

Nhiều giáo viên khối THPT cho rằng quy định mới là bất hợp lý, tạo thêm bất công trong giáo dục, bởi căn cứ lấy 22,5 điểm để giảm điểm ưu tiên là chưa thuyết phục vì ngưỡng điểm thi sẽ thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào độ khó của đề. Chẳng hạn đề thi năm 2018 rất khó, còn đề thi năm 2021 thì xuất hiện mưa điểm 10 ở nhiều môn, vậy lấy ngưỡng nào để làm chuẩn?

Một số thầy cô cũng cho rằng, tình trạng thí sinh đạt 30 điểm nhưng không trúng tuyển đại học chủ yếu là do đề thi thiếu phân hóa chứ không phải do điểm ưu tiên. Hơn nữa điểm ưu tiên là để bù đắp cho học sinh khó khăn hoặc thiệt thòi hơn về điều kiện học tập. Nếu giảm bớt điểm ưu tiên chỉ vì các em đó đạt điểm cao sẽ ảnh hưởng lớn đến các em và cả nhà trường, nền giáo dục ở khu vực đó.

Từ khóa: điểm ưu tiên
Tuyển sinh đại học 2024: Bí quyết để không “sập bẫy” điểm sàn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2024: Bí quyết để không “sập bẫy” điểm sàn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Đến thời điểm này, hầu hết các trường đại học trên toàn quốc đã công bố điểm “sàn” nhận hồ sơ xét tuyển cho phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thí sinh cũng chỉ còn 4 ngày nữa để đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuyên gia tuyển sinh “bật mí” chiến lược đăng ký nguyện vọng đại học 2024

Chuyên gia tuyển sinh “bật mí” chiến lược đăng ký nguyện vọng đại học 2024

Từ ngày 18/7 đến trước 17h ngày 30/7 là thời gian thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2024. Các chuyên gia tuyển sinh đã đưa ra lời khuyên về cách đăng ký nguyện vọng thông minh, giúp thí sinh tăng khả năng đỗ đại học.
Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y học cổ truyền tại Thành phố Nam Định

Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y học cổ truyền tại Thành phố Nam Định

Hiện nay nhu cầu nhân lực ngành Y học cổ truyền đang thiếu rất trầm trọng. Được sự cho phép của Bộ y tế, nhiều trường đang tiến hành mở ngành Y học cổ truyền trình độ cao đẳng, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền.
Xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Thời gian này, thí sinh đang thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu xét tuyển trường Cao đẳng Y Dược có cần đăng ký trên đây không?
Đăng ký trực tuyến