Thực tế phát triển giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam lại cho thấy sự cần thiết của giải pháp ưu tiên IELTS trong tuyển sinh đại học, vì những lý do sau:
Thực tế phát triển giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam lại cho thấy sự cần thiết của giải pháp ưu tiên IELTS trong tuyển sinh đại học, vì những lý do sau:
IELTS là một chứng chỉ tiếng Anh phổ thông:
Cũng giống như nhiều chứng chỉ tiếng anh khác được nhiều nước trên thế giới công nhận. IELTS là một chứng chỉ tiếng Anh phổ thông chứ không phải cao cấp, nên việc đạt chứng chỉ này với điểm số tốt là điều bình thường. Tức là chúng ta phải đặt IELTS đúng vị trí của nó, không phải một chứng chỉ dành riêng cho người giàu hay ở những khu vực thuận lợi hơn.
Bài thi IELTS có lịch sử phát triển từ 1980, qua hơn 40 năm, chỉ tập trung đánh giá năng lực giao tiếp tiếng Anh với bốn kỹ năng cho người có kiến thức phổ thông, tức là từ học sinh trung học phổ thông, chứ không đòi hỏi kỹ năng hay hiểu biết chuyên môn sâu bất cứ lĩnh vực nào. Trang bị IELTS cũng là trang bị nền tảng ngôn ngữ tối thiểu cho quá trình học tập nghiên cứu cao hơn ở bậc đại học và sau đại học, nên việc này cần hoàn thành ở bậc phổ thông, khi mà kiến thức và sự sẵn sàng học ngoại ngữ của học sinh là tốt nhất. Không nên chờ đến khi vào đại học mới hoàn thiện trình độ tiếng Anh, vì sinh viên phải có sẵn vốn ngoại ngữ để phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu cao hơn.
Nhiều năm qua, sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học dù có năng lực chuyên môn tốt, nhưng vẫn bị các doanh nghiệp, các đối tác, các cộng sự nước ngoài chê vì năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng còn kém. Điều này không chỉ khiến cho các kỹ sư, các cử nhân, các sinh viên ưu tú của chúng ta chịu nhiều thiệt thòi khi phải chấp nhận làm việc với mức lương thấp hơn năng lực, hoặc bỏ phí cơ hội tiếp tục học cao hơn, làm việc ở những vị trí tốt hơn chỉ vì trình độ ngoại ngữ.
Nhiều trường đại học uy tín hàng đầu của Việt Nam cũng cảm thấy không thỏa đáng, khi bị bạn bè quốc tế đánh giá kém hơn về chất lượng chỉ vì năng lực tiếng anh của sinh viên. Hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cũng như hoàn thành mục tiêu phát triển một đội ngũ nhân sự đáp ứng các đòi hỏi cao của quốc tế, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã lựa chọn giải pháp tuyển đầu vào đạt chuẩn trình độ tiếng anh.
Tiêu chí này giúp cho quá trình đạo tạo của các trường đại học giảm bớt áp lực. Bởi nếu trình độ tiếng Anh của sinh viên đã đạt chuẩn quốc tế rồi thì trường chỉ cần tập trung đào tạo chuyên môn và tiếng Anh chuyên ngành, thay vì phải đào tạo lại một yêu cầu mang tính phổ thông.
Thời đại 4.0, internet bùng nổ mạnh mãnh. Theo thống kê của phòng tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, hiện nay có đến trên 80% học sinh lớp 12 sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, hoặc thiết bị điện tử kết nối internet. Các kênh thông tin đa dạng, việc học sinh có thể tiếp cận được với tiếng anh, tiếp cận các bài giảng về IELTS trên mạng là không khó, cho dù là học sinh ở vùng sâu, vùng xa.
Thừa nhận rằng các em ở những khu vực thành phố lớn, hoặc những em có điệu kiện kinh tế gia đình tốt sẽ dễ dàng hơn, có điều kiện học tập thuận lợi hơn như: thuê được giáo viên giỏi về dạy, mua được các giáo trình, tài liệu chất lượng hơn. Nhưng thành tích và kết quả học tập của mỗi cá nhân thường 9 phần là tự thân, một phần là may mắn. Nếu người học không chủ động chăm chỉ học tập thì có giáo viên giỏi, có giáo trình quý, hay có được đáp ứng tiện nghi đầy đủ cũng chẳng thể đạt được điểm cao. Còn với các bạn học sinh có điều kiện học tập hạn chế hơn, nếu đã quyết tâm, thì kho bài giảng, các video nói về từng chủ đề, các loại báo chí tiếng Anh đã đủ để chinh phục chứng chỉ mà không mất nhiều chi phí.
Cho nên không thể nói nói IELTS tạo ra bất bình đẳng cho người có thu nhập thấp. Nếu có bất bình đẳng ở đây thì là bất bình đẳng giữa người có ý chí chinh phục IELTS và người không có chí mà thôi.