Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của vị thuốc Đào nhân

Thứ hai, 13/05/2024 | 08:27
Theo dõi ULTV trên

Đào nhân còn được gọi là Thoát hạch nhân. Loại dược phẩm này được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh của phụ nữ sau khi sinh, các bệnh về phụ khoa, trị táo bón, viêm tắc động mạch.

đào nhân
Đào nhân

Đào nhân chính là nhân của quả đào, có tên khoa học là Prunus persica Stokes (Persica vulgaris Mill.), đây là cây thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Cây đào là dạng cây gỗ nhỏ, mọc lâu năm, chiều cao trung bình khoảng từ 8 đến 10m. Thân cây nhẵn và phân cành nhiều, có màu do đỏ, trên các chồi cây có phủ lông mềm. Lá cây có hình bầu dục hoặc hình ngọn giáo, có mũi nhọn dài, bề mặt lá nhăn nheo, hai bên mép có răng mịn. Chiều dài lá từ 8 đến 1 cm, chiều rộng lá từ 2 đến 3 cm. Bề mặt lá có màu lục thẫm hay lục nhạt tùy giống; cuống lá có tuyến. 

Hoa quả đào có màu đo đỏ hoặc trắng, có hình dạng như quả chuông, thường mọc đơn độc, có cuống ngắn. 

Quả hạch có hình cầu, có một rãnh bên rõ, bên ngoài phủ lông tơ mịn, khi chín hơi có màu đỏ. Vỏ quả trong hóa gỗ bao lấy hạt (nên người ta gọi là quả hạch). Hạt hình trứng dẹt. Mặt ngoài có màu nâu vàng đến nâu đỏ, có những nốt sần nhỏ nhô lên. Một đầu nhọn, một đầu tròn, phần giữa phình to, hơi lệch, bờ cạnh tương đối mỏng. Đầu tròn có màu hơi thẫm. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng, nhiều chất dầu. Mùi nhẹ, vị béo, hơi đắng.

Trong Y học cổ truyền vị thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, đau bụng sau sanh, trưng hà tích tụ, chấn thương ngã đau, phế ung, trường ung, đại tiện táo bón.

Đào nhân vị đắng có thể tả huyết nhiệt, thể nhuận có thể nhuận tràng táo, dùng cả vỏ, tán vụn, thuốc đi vào kinh Can chủ phá súc huyết, trục nguyệt thủy. Trường hợp toàn thân đau nhức, chân tay tê dại, bán thân bất toại bên trái, chân trái đau nhiều, dùng thuốc để thư kinh hành huyết hoạt huyết, có tác dụng khu ứ sinh tân. Nếu bỏ vỏ đập nát để dùng, thuốc đi vào đại tràng trị huyết khô tiện bế, huyết táo tiện nan để nhu nhuận lương huyết, hòa huyết, có tác dụng khai kết thông trệ.

Bài thuốc Đông Y gia truyền từ Đào nhân

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng Đào nhân như sau:

Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau kinh do huyết ứ

Đào nhân, Đương qui đều 10g, Hồng hoa, Tam lăng đều 5g, sắc nước uống trị chứng kinh bế do huyết ứ.

Sinh hóa thang ( Cảnh nhạc toàn thư): Đương qui 32g, Đào nhân 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 2g, Bào khương 2g, sắc nước uống hoặc ho thêm ít rượu sắc uống. Trị chứng sau sinh đau bụng do huyết ứ. Bài thuốc còn có tác dụng tăng sữa cho người mẹ.

Đào hồng tứ vật thang ( Y tông kim giám): Đương qui 12g, Sanh địa 16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 8g, sắc nước chia 2 lần uống.

Bài thuốc trị táo bón

+ Trị chứng táo bón ở người già, phụ nữ sau sinh:

Ngũ nhân hoàn ( Thế y đắc hiệu phương): Đào nhân 20g, Hạnh nhân 12g, Tùng tử nhân 4g, Uất lý nhân 1g, Bá tử nhân 12g, Trần bì 8g, Mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 – 8g.

+ Nhuận tràng hoàn:

Hạnh nhân, Đào nhân,Sanh địa 15g Hỏa ma nhân, Đương qui đều 10g, Chỉ xác 10g, tán bột mịn luyện mạt làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc sắc uống.

Bài thuốc trị viêm tắc động mạch

Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui,  Xuyên khung, đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Huyền sâm đều 10g, Địa miết trùng, Tam lăng, Nga truật đều 6g, Địa long 10g, Thủy điệt, Manh trùng, Sanh cam thảo đều 3g sắc uống.

Liều dùng của đào nhân

Liều thường dùng 6 – 10g đập vụn.

Lưu ý: Tác dụng của vị thuốc đông y Đào nhân có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến