Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa mất ngủ từ cây hoa trinh nữ

Thứ ba, 21/01/2025 | 08:50
Theo dõi ULTV trên

Bài thuốc Y học cổ truyền dân gian đã được rất nhiều người áp dụng thành công trị mất ngủ nhờ sử dụng cây hoa trinh nữ.

hoa trinh nữ

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà, Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý có nguồn gốc Ấn Độ và tên thường gọi là náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, tỏi Thái Lan. Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Malaysia, Philippin, Campuchia, Việt Nam) và phía Nam Trung Quốc. Vì những vùng này có khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới - là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây Trinh nữ hoàng cung.

Thành phần hoạt chất chính trong cây Trinh nữ hoàng cung là các alcaloid (latisolin, latisodin, beladin, ambelin, crinafolin, crinafolidin, lycorin, ep lycorin,…) có trong lá và các glucan (glucan A, glucan B) có trong thân rễ. Ngoài ra, toàn cây còn chứa các acid amin khác như phenylamin, leucin, valin, arginin,…

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, toàn cây trinh nữ có hoạt tính chống virus HIV, có tác dụng ức chế đối với Staphyloccocus aureus Rosenbach, Neisseria catarrhal, trực khuẩn đại tràng. Alcaloid có trong trinh nữ và nước sắc rễ cây có tác dụng ức chế đối với virus gây cảm cúm tuýp A châu Á và bệnh về mũi. Nước sắc rễ cũng có tác dụng cầm ho. Cành lá trinh nữ chế thành cao, có thể dùng làm thuốc chứa ung thư tuyến.

Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát nhưng lại có công dụng giảm đau, hành huyết tán ứ, ức chế khối u, thanh nhiệt giải độc và thông kinh hoạt lạc. Vị thuốc này được sử dụng trong những bài thuốc sau:

- Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Trinh nữ 15 g dùng riêng hoặc phối hợp với cúc bạc đầu (Vernonia cinerea) 15 g, chua me đất (Oxalis repens) 30 g. Sắc uống.

- Viêm phế quản mạn tính: Trinh nữ 30 g, rễ lá cây cẩm (Peristrophe bivalvis) 16 g. Tất cả đem sắc nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

- Đau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: 20-30g rễ trinh nữ rang lên, tẩm rượu rồi sao vàng, sắc uống. Cũng có thể phối hợp thêm với rễ cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20 g, rễ đinh lăng và cam thảo dây, mỗi vị 10 g.

- Chữa AIDS, sốt nhẹ, toàn thân không khoan khoái, da nổi mẩn đỏ, chảy nước: Hàm thu thảo (cây trinh nữ), trắc bách tiệp, hoàng bá, rau sam, thảo quyết minh, thạch lựu bì, các vị đều bằng nhau. Đem nấu tất cả, chắt lấy nước đặc tắm hoặc rửa. Bên cạnh đó dùng 2 g hùng hoàng tán bột trộn với lòng trắng trứng gà để bôi vào chỗ đau.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của vị thuốc Trữ ma

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của vị thuốc Trữ ma

Trữ ma là một trong các vị thuốc y học cổ truyền, mọc hoang hoặc được trồng thu hoạch làm lưới đánh cá với rễ cây làm thuốc và lá làm bánh.
Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu công dụng chữa bệnh từ dược liệu Bột chàm

Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu công dụng chữa bệnh từ dược liệu Bột chàm

Cây Bột chàm là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Đây là dược liệu có vị mặn, tính hàn tác dụng điều trị các bệnh như mụn nhọt, viêm sưng, viêm gan, viêm phế quản...
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ vỏ quýt

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ vỏ quýt

Quýt là loại quả được nhiều người yêu thích vì tính bổ dưỡng cũng như bởi vị ngọt của chúng. Bên cạnh đó vỏ quýt cũng mang đến cho chúng ta nhiều công dụng bất ngờ.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa mất ngủ từ cây hoa trinh nữ

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa mất ngủ từ cây hoa trinh nữ

Bài thuốc Y học cổ truyền dân gian đã được rất nhiều người áp dụng thành công trị mất ngủ nhờ sử dụng cây hoa trinh nữ.
Đăng ký trực tuyến