Y học cổ truyền khám phá công dụng của dược liệu Điền thất

Thứ năm, 12/12/2024 | 16:31
Theo dõi ULTV trên

Theo y học cổ truyền thì củ điền thất có vị đắng, tính bình, hơi the, có ông dụng điều hòa kinh nguyệt, thông kinh bế và tiêu sưng viêm, bổ huyết, làm tan máu ứ, có tác dụng tiêu hoá, nhuận tràng, lợi mật.

iền thất

Điền thất hay có tên gọi khác như  vùi đầu thảo, vùi sầu, vạn bốc, là cây thuộc thân thảo, sống hằng năm, cao 20 – 30 cm, mọc thành từng bụi.

Lá giống lá nghệ. Lá phình to và nhọn ở đầu, hình trái xoan thuôn. Lá phát triển trực tiếp từ củ (thân rễ) do cây không có thân, khoảng 6 – 10 lá. Cuống lá có chiều dài khoảng 5 – 7 cm. Mỗi lá dài khoảng 10 – 20cm và rộng từ 2 đến 5 cm. Mặt trên lá nhẵn bóng nhìn rõ các phiến chạy dọc từ cuống cho đến tận đầu lá.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán. Hoa hồi đầu thảo màu tím, ra từ tháng 9 – tháng 12 trong năm. Mỗi cụm gồm 6 – 10 hoa mọc chung trên một cái cán dẹt và có khuynh hướng mọc cong dần xuống. Mỗi bao hoa gồm 6 phiến, trong khi đó bao chung lại chứa 4 lá bắc nhỏ có màu tím.

Theo y học cổ truyền, Điền thất được sử dụng là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để trợ giúp sự tiêu hóa, đau bụng, ỉa chảy, sốt vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thần kinh suy nhược, đau các dây thần kinh, huyết áp cao.

Bộ phận dùng làm thuốc là củ (thân rễ) có màu vàng nâu, mùi thơm hăng như nghệ. Nhưng khi khô lại có màu be nhạt, hết hăng, mùi thơm như tam thất. Có thể trồng vào mùa xuân, mùa thu như trồng nghệ. Thu hái củ vào mùa hè, thu, cắt bỏ lá và rễ con rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Hoặc để cả củ khi dùng, ủ cho mềm rồi thái lát, tẩm gừng, sao vàng.

TS Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ một số bài thuốc thường dùng từ củ điền thất như sau:

1. Củ điền thất chữa táo bón hiệu quả.

Củ điền thất tán bột ngày từ 6 – 10g chiêu nước ấm uống trước bữa ăn 15 – 30 phút. Kiêng dùng đồ cay nóng, nếu mắc bệnh dạ dày kiêng giấm, rượu. Dùng 5 – 10 ngày một liệu trình.

2. Có tác dụng chữa trị kinh nguyệt không đều.

Củ điền thất tán bột uống mỗi ngày 10g, có thể thêm chút mật ong, hoặc uống với nước ấm nóng. Uống sau kỳ kinh 10 ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày, dùng 3 liệu trình một đợt điều trị.

3. Củ điền thất có tác dụng chữa tăng huyết áp ở phụ nữ tiền mãn kinh

Củ điền thất 20g, hương phụ tử chế 18g. Tất cả rửa sạch, đổ 400ml, sắc nhỏ lửa còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống từ 3 – 5 ngày.

4. Củ điền thất có tác dụng chữa sưng tấy do ngã.

Củ điền thất (tươi) rửa sạch, giã nhỏ thêm ít nước, chắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp vào chỗ đau sau đó băng lại. Ngày thay băng 1 lần.

5. Có tác dụng hiểu quả trong chữa mụn nhọt.

Dùng củ điền thất (tươi) rửa sạch, giã nhỏ thêm ít nước giã nhỏ đắp vào chỗ đau sau đó băng lại. 2 giờ thay băng 1 lần. đắp liền 3 ngày.

Lưu ý là  thể trạng mỗi người khác nhau nên khi áp dụng các bài thuốc có thể gia giảm các vị thuốc trên. Bạn không nên  tự ý áp dụng mà cần có ý kiến của các nhà chuyên môn.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của vị thuốc Me đất

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của vị thuốc Me đất

Me đất là một loài cây thông dụng thường thấy ở vườn nhà hoặc bờ ruộng khắp các tỉnh thành của nước ta. Ngoài công dụng dùng làm rau ăn (nấu canh chua), cây này còn giúp giải nhiệt, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kích thích tiêu hóa và hạ huyết áp.
Y học cổ truyền mách bạn những vị thuốc giúp giảm ho và bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

Y học cổ truyền mách bạn những vị thuốc giúp giảm ho và bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

Trong y học cổ truyền, nhiều vị thuốc tự nhiên được ứng dụng hiệu quả trong điều trị ho. Không chỉ làm dịu cơn ho, các vị thuốc này còn giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Y học cổ truyền khám phá công dụng của dược liệu Điền thất

Y học cổ truyền khám phá công dụng của dược liệu Điền thất

Theo y học cổ truyền thì củ điền thất có vị đắng, tính bình, hơi the, có ông dụng điều hòa kinh nguyệt, thông kinh bế và tiêu sưng viêm, bổ huyết, làm tan máu ứ, có tác dụng tiêu hoá, nhuận tràng, lợi mật.
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ thành phần dinh dưỡng và công dụng của rau ngót

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ thành phần dinh dưỡng và công dụng của rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng. Rau ngót chứa lượng đạm thực vật cao, nên nên được khuyến khích sử dụng thay thế cho đạm động vật.
Đăng ký trực tuyến