Bác sĩ y học cổ truyền mách bạn bài thuốc chữa bệnh họ từ dược liệu Bán hạ

Thứ hai, 22/07/2024 | 09:13
Theo dõi ULTV trên

Bán hạ là vị thuốc được điều chế thành nhiều các bài thuốc chữa trị bệnh nhưng ít ai biết rằng đây còn là một “thần dược” trị bệnh ho rất hữu hiệu trong y học cổ truyền.

bán hạ

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Bán hạ có tác dụng chữa ho và chống nôn, được dùng theo kinh nghiệm dân gian chữa phụ nữ có thai bị nôn mửa hoặc chữa nôn trong trường hợp viêm dạ dày mãn tính. Ngoài tác dụng trên thì bán hạ còn là vị thuốc chữa ho, chữa nhức đầu, đau dạ dày mãn tính. Theo nghiên cứu Đông y, bán hạ có vị cay, ôn, có độc; có tác dụng táo thấp (làm khô ẩm thấp), hóa đờm, giáng nghịch (làm hạ hơi đưa lên) hết nôn. Dùng trong những trường hợp nôn mửa, đờm thấp, hen suyễn, đầu nhức, đầu váng, không ngủ; dùng ngoài có tác dụng tiêu thũng, tuy nhiên phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận, vị bán hạ phản với ô đầu, thảo ô.

Trong một số đơn thuốc có vị bán hạ ghi trong dược điển Trung Quốc 1953: bột bán hạ 80g, bột gừng sống 50g, nước 3.000ml đun sôi và sắc cho đến khi cạn còn 1.000ml; lọc qua bông và dùng nước cất pha thêm cho đủ 1.000ml. Theo dược điển Trung Quốc, mỗi lần dùng 100 – 300ml, trung bình mỗi ngày dùng 200 – 600ml tương ứng với 8 – 24g hoặc 16 – 18g bán hạ. Chữa ho và nôn mửa khi có thai.

Nếu dùng bán hạ để chữa hen suyễn, nặng mặt, nằm không được, muốn nôn ọe, bụng dưới nôn nao có thể dùng bài thuốc: bán hạ chế 40g, sinh khương 20g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Liều dùng bán hạ ở đây so với đơn tiểu bán hạ có cao hơn, nên uống từ từ.

Bán hạ là một vị thuốc y học cổ truyền nổi tiếng nên việc điều chế để giữ nguyên được tính dược liệu rất quan trọng. Có rât nhiều cách chế biến bán hạ tùy theo mục đích để giảm bớt độ độc (tẩm cam thảo) hay tăng tác dụng chữa ho (tẩm gừng hay bồ kết). Sau đây là một số cách chế biến thường thấy:

Tẩm cam thảo và bồ kết: Bán hạ rửa sạch ngâm nước trong 2 – 3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần cho đến khi nước trong hẳn. Cứ 1kg bán hạ thêm 0,100kg cam thảo, 0,1000kg bồ kết và nước cho đủ ngập rồi đun cho đến khi cạn nước, vớt ra phơi hay sấy khô.

Tẩm gừng và phèn chua: củ bán hạ cũng rửa sạch và ngâm nước như trên cho tới khi nước trong. Lấy 1kg bán hạ thì thêm 50g phèn chua 300g gừng tươi giã nhỏ thêm nước vào cho ngập. Ngâm trong 24 giờ, lẩy ra rửa sạch. Đồ chín, thái mỏng, lại tẩm nước gừng: cứ 1kg bán hạ thêm 150g gừng tươi giã nát, thêm ít nước vắt lấy nước và cho bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra sao vàng là dùng được. Phèn chua có tác dụng làm cho hết nhớt.

Ngoài ra, bạn có thể rửa sạch bán hạ, dùng nước nóng ngâm, thay nước luôn cho hết nhớt, thái mỏng, tẩm nước gừng, sấy thật khô để dùng. Có thể tán nhỏ thành bột trộn với nước ép gừng, phơi khô dùng để đạt hiệu quả cao nhất.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến