Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố sẽ loại bỏ hình thức xét tuyển sớm đại học từ mùa tuyển sinh 2025, chỉ xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ. Quy định mới này đòi hỏi thí sinh cần nắm bắt kỹ lưỡng các thay đổi để chuẩn bị tốt nhất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố sẽ loại bỏ hình thức xét tuyển sớm đại học từ mùa tuyển sinh 2025, chỉ xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ. Quy định mới này đòi hỏi thí sinh cần nắm bắt kỹ lưỡng các thay đổi để chuẩn bị tốt nhất.
Trong tháng 2 này, Bộ Giáo dục và Đào tạo ( GD&ĐT) dự kiến ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Một số điểm trong quy chế này sẽ có những thay đổi quan trọng so với các quy định trước đây.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ sẽ công bố chính thức các quy định mới về tuyển sinh đại học 2025 trong tháng 2. Đáng chú ý, bộ quyết định sẽ không áp dụng phương thức xét tuyển sớm và chỉ giữ lại hình thức xét tuyển thẳng theo quy định hiện hành, thay vì giới hạn chỉ tiêu xét tuyển sớm ở mức 20% như trước.
Trước đây, nhiều trường đại học đã tổ chức các đợt xét tuyển sớm bằng các phương thức như xét học bạ, xét chứng chỉ quốc tế, xét điểm thi đánh giá năng lực hay tư duy trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, từ năm nay, những phương thức này sẽ được gộp chung và xét tuyển đồng thời với điểm thi tốt nghiệp THPT. Riêng các trường hợp xét tuyển thẳng vẫn sẽ thực hiện theo đúng quy định của Bộ.
Điều này đồng nghĩa, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn phương thức đăng ký xét tuyển để tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển của mình.
Năm 2025, điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh sẽ không được vượt quá 10% mức điểm tối đa, tức là 3 điểm nếu tổng điểm tối đa là 30. Quy định này áp dụng sau khi đã cộng tất cả các điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.
Ngoài ra, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo danh mục quy chế của kỳ thi tốt nghiệp THPT có thể quy đổi điểm ngoại ngữ tương ứng để xét tuyển đại học.
Một thay đổi đáng lưu ý khác là mỗi ngành hoặc chương trình đào tạo chỉ được phép sử dụng tối đa 4 tổ hợp xét tuyển. Từ năm 2026, quy định này sẽ chặt chẽ hơn khi các môn chung giữa các tổ hợp phải chiếm tối thiểu 50% tổng điểm xét tuyển.
Nếu sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển, các trường bắt buộc phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12 thay vì chỉ lấy điểm 3-5 học kỳ như trước đây. Đồng thời, các trường phải đảm bảo quy đổi điểm trúng tuyển tương đương giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyển khác nhau để đảm bảo sự công bằng.
Các quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho các ngành sư phạm và sức khỏe vẫn được giữ nguyên như những năm trước, không có thay đổi nào lớn trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Năm 2025 sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dự kiến, kỳ thi sẽ diễn ra trong hai ngày 26-27/6 với hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn.
Bên cạnh đó, thí sinh sẽ chọn thêm 2 môn trong danh sách các môn tự chọn, bao gồm: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (với các ngôn ngữ Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung và Hàn).
Hiện tại, hơn 80 trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến và một số trường đã bắt đầu nhận hồ sơ xét học bổng. Tuy nhiên, đa số vẫn chờ quy chế chính thức từ Bộ GD&ĐT để hoàn thiện phương án xét tuyển.
Thí sinh cần theo dõi sát sao thông tin từ Bộ cũng như các trường đại học để kịp thời điều chỉnh kế hoạch ôn tập và đăng ký xét tuyển.
Ban Truyền thông Trường Đại học Lương Thế Vinh thông tin, mùa tuyển sinh năm 2025, nhà trường cũng sẽ áp dụng quy chế tuyển sinh mới theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Với phương châm đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu, trường luôn cam kết mang đến môi trường học tập hiện đại, thân thiện và chuyên nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát triển toàn diện. Thí sinh quan tâm hãy thường xuyên cập nhật thông tin để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội học tập nào tại ngôi trường uy tín này.
Hotline: 038.259.8259 - 03.5982.5982 Zalo: 038.259.8259