Các cách chống thấm mái nhà bê tông bị nứt

Thứ tư, 08/06/2022 | 15:19
Theo dõi ULTV trên

Tại sao nhiều ngôi nhà, thậm chí là những ngôi nhà mới xây dựng được một vài năm đã nứt nẻ, thấm, dột? Có cách nào khắc phục, chống thấm mái nhà hiệu quả, lâu dài, an toàn và tiết kiệm không?

Dưới đây, các kỹ sư, đồng thời là giảng viên khoa Kỹ thuật xây dựng, trường ĐH Lương Thế Vinh sẽ lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, cũng như hướng dẫn mọi người về các cách chống thấm hiệu quả.

Các cách chống thấm mái nhà bê tông bị nứt
Các cách chống thấm mái nhà bê tông bị nứt

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà bị thấm, dột:

Theo các kỹ sư xây dựng thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mái nhà, cụ thể là mái nhà bê tông bị thấm, dột, gây ra các vết nứt, nấm mốc, ẩm ướt ảnh hưởng đến đời sống sinh hoat, ảnh hưởng tới mỹ quan của cả gia đình. Các nguyên nhân phổ biến như:

Kết cấu bê tông của công trình không đủ độ vững chắc, không chịu được áp lực từ các yếu tố của môi trường dẫn đến lâu ngày, bề mặt sẽ xuất hiện các vết nứt gãy, gây ra thấm dột. Nguyên nhân này thường xảy ra nhất.

Có những ngôi nhà mới xây dựng vừa mới đưa vào sử dụng đã có hiện tượng thấm dột, nguyên nhân chính gây ra có thể là do: Thi công bê tông dùng nhiều loại khác nhau hoặc trộn bê tông không kỹ, gây nên hiện tượng co ngót, bê tông không đều khiến các vết nứt dễ xuất hiện.

Khi thiết kế thi công không tìm hiểu kỹ để đưa ra phương án thi công đầy đủ và tốt nhất nên chống thấm mái nhà không hiệu quả. Điều này khiến mái nhà bị lún, không đều sau khi thi công xong.

Chất lượng xi măng thi công không đạt tiêu chuẩn.

Có những công trình, khi thi công cũng đã áp dụng phương pháp chống thấm nhưng không đảm bảo chất lượng.

Các cách chống thấm mái nhà bê tông bị nứt
Các cách chống thấm mái nhà bê tông bị nứt

Các cách chống thấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay gồm:

Chống thấm mái nhà bằng sơn: Sử dụng sơn chống thấm lên các phần bề mặt bị dột của mái nhà cũng là cách xử lý hiệu quả. Tuy vậy giải pháp này chỉ áp dụng được cho nhà mái bằng bê tông.

Chống thấm mái nhà bê tông bằng nhựa đường: Nhựa đường được sử dụng nhiều trong xây dựng, đặc biệt có thể chống thấm mái nhà bê tông vô cùng hiệu quả. Đây là chất dạng lỏng hoặc bán rắn khi tiếp xúc với không khí. Chất này có độ nhớt cao, màu đen, có mặt ở một số loại dầu thô và trầm tích tự nhiên. Chỉ cần quét lớp nhựa đường lên khu vực mái bị thấm dột là sẽ ngăn chặn được hiện tượng này nhanh chóng.

Chống thấm bằng Keo: Sikaproof Membrane là keo chống nứt dạng lỏng bitum polyme. Đây là loại vật liệu có tính đàn hồi cao nên có thể hình thành lớp chống thấm mái bê tông hiệu quả triệt để. Sản phẩm được ứng dụng làm vật liệu chống thấm dành riêng cho sàn mái phẳng, tầng hầm hay ban công. Loại sản phẩm này cũng rất dễ mua ở các cửa hàng vật liệu.

Chống thấm bằng màng chống thấm tự dính: Đây là biện pháp chống thấm được đánh giá cao trong ngành xây dựng. Màng chống thấm tự dính có phủ lớp HDPE mỏng trên bề mặt, đây là chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong chống thấm trần nhà, trần bê tông, chống thấm cầu đường, hầm… Bởi nó có khả năng chịu nhiệt tốt trong môi trường có chất lỏng và dung dịch hay trên đường, đất cấp thoát nước, không bị tác động, ăn mòn bởi các dung dịch axit, muối, kiềm,… dễ dàng sử dụng, thi công nhanh chóng, an toàn, thân thiện với môi trường.

Đại học Ngành kỹ thuật xây dựng học ở đâu học phí thấp

Đại học Ngành kỹ thuật xây dựng học ở đâu học phí thấp

Kỹ thuật xây dựng là ngành học tiềm năng trong tương lại với dự báo nhu cầu nhân lực tăng mạnh trong thời kỳ 4.0 và được nhiều thí sinh đăng ký theo học. Năm 2024, có nhiều trường Đại học tuyển sinh nhưng nên chọn trường nào có mức học phí thấp phù hợp.
Ngành Kỹ thuật xây dựng: Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Ngành Kỹ thuật xây dựng: Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Kỹ thuật xây dựng là một nghề có nhu cầu tuyển dụng cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.
Học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào?

Học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào?

Ngành nghề xây dựng thu hút nhiều bạn trẻ đăng ký học trong những năm gần đây với mong muốn trở thành những kĩ sư xây dựng. Vậy học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cơ hội việc làm của ngành xây dựng ?

Cơ hội việc làm của ngành xây dựng ?

Hiện nay, Ở đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nhu cầu đổi mới xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng là vô cùng cấp thiết
Đăng ký trực tuyến