Các loại sán thường gặp ở mèo

Thứ tư, 29/06/2022 | 15:55
Theo dõi ULTV trên

Mèo của bạn rất dễ bị nhiễm giun sán. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về các loại sán mèo thường gặp và cách điều trị khi mèo của bạn mắc sán.

Các loại sán thường gặp ở mèo
Các loại sán thường gặp ở mèo

Bệnh sán mèo là gì?

Theo chia sẻ của các giảng viên khoa bác sĩ thú y trường Đại học Lương Thế Vinh, mèo là loại động vật rất dễ nhiễm sán. Có rất nhiều cách để giun sán có thể xâm nhập cơ thể mèo như mèo con bị lây trứng giun từ sữa mẹ, mèo bị nhiễm giun móc qua da, nhiễm sán dây thông qua bọ chét hay tiếp xúc với các con vật nhiễm bệnh khác như chó, thỏ và các loài gặm nhấm đã bị nhiễm sán.

Khi nhiễm sán, các bé mèo thường có những dấu hiệu như: đi ngoài có giun sán; mệt mỏi, yếu ớt, thường xuyên bỏ ăn; đầy bụng, bụng to hơn người, ăn uống đầy đủ, ăn nhiều nhưng mãi vẫn còi cọc, không tăng cân; suy nhược cơ thể trong thời gian dài.

Các loại sán mèo thường gặp:

- Sán dây:

Loại sán thường gặp nhiều nhất ở mèo đó là sán dây. Đây là loại giun dài, màu trắng và dẹt, có thể sống ở ruột non của chó và mèo. Loài sán dài này chứa cả cơ quan sinh sản nam và nữ, chúng sử dụng các bộ phận giống như lưỡi câu của mình để neo vào bên trong thành ruột. Theo các bác sĩ thú y, hiện nay có ba loại sán dây có thể lây nhiễm cho mèo gồm sán Dipylidium caninum, Loài Taenia và Loài Echinococcus. Cả ba loái sán dây này đều sử dụng các động vật khác, được gọi là vật chủ trung gian, để kí sinh vào mèo. Sán dây tấn công mèo khi mèo gặp hoặc ăn phải động vật đang mang trứng sán dây như chim hoặc bọ chét.

Các loại sán thường gặp ở mèo
Các loại sán thường gặp ở mèo

- Giun tròn:

Giun tròn cũng là một trong các loại giun sán phổ biến nhất ở mèo. Hình dáng của chúng giống hệt như những sợi mỳ, chúng phát triển trong đường ruột của mèo, khi trưởng thành, chúng có thể đạt độ dài khoảng 4,62 – 12,7cm khi trưởng thành. Thông thường giun tròn dễ lây truyền cho mèo của bạn nhất do chủ cho mèo ăn phải thịt động vật có nhiễm giun tròn hoặc mèo tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh khác.

- Giun móc

Khác với giun móc và sán dây, giun móc lại có kích thước khá nhỏ, chúng thường ký sinh ở ruột non của mèo. Chiều dài của giun móc có thể đạt đến khoảng 2,5cm. Điều đáng sợ nhất ở loài giun này là chúng hút máu vật chủ. Nên khi mắc bệnh giun móc, mèo của bạn sẽ thường yếu ớt, thiếu máu, thậm chí còn bị đe dọa đến tính mạng, nhất là đối với những chú mèo con. Giun móc có thể lây truyền qua phân và có khả năng lây nhiễm cho động vật hoặc người khác.

- Giun tóc

So với các loại sán ký sinh ở mèo thì giun tóc có chiều dài ngắn nhất. Thông thường chúng chỉ dài tầm 0,6cm và thường nằm ở ruột già và đại tràng của mèo. Giun tóc có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến những cơ quan này và được coi là một trong những loại giun có hại nhất.

- Giun tim

Các bác sĩ thú y cho biết, loài giun này có đặc tính giống như tên gọi của chúng, bởi chúng ký sinh trong tim của các chú mèo và động mạch phổi. Khác với các loại giun khác lây truyền qua đường ăn uống thì loại giun này lại chỉ lây nhiễm thông qua vết muỗi cắn. Giun tim sẽ di chuyển khắp nơi trong cơ thể trong khoảng 6 tháng trước khi dừng lại trong hệ tuần hoàn.

Cách điều trị giun, sán cho mèo:

Cách tốt nhất mà các bác sĩ thú y khuyến cáo để giúp cho mèo của bạn được khỏe mạnh, tránh cách loại bệnh về giun, sán đó là nên tẩy giun cho mèo theo định kỳ. Tùy từng độ tuổi khác nhau mà thời gian tẩy giun cho mèo cũng khác nhau: Mèo con dưới 3 tháng tuổi nên tẩy giun 2 tuần 1 lần; mèo từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi nên tẩy giun mỗi tháng tẩy giun 1 lần; mèo trên 6 tháng tuổi nên tẩy giun 2 đến 3 tháng tẩy giun 1 lần; mèo trên 1 năm tuổi nên tẩy giun 1 đến 2 lần 1 năm, có thể tẩy 3-4 lần tùy theo điều kiện môi trường sống của mèo.

Ngoài ra các “Sen” cần: Xổ giun cho mèo định kỳ theo từng độ tuổi, luôn kiểm tra phân mèo để xem có giun bên trong phân hay không, định kỳ dọn dẹp, vệ sinh thùng cát mèo 2 – 3 lần/tuần, hạn chế tối đa việc mèo con tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, phân hoặc các nguy cơ nhiễm ve, bọ chét, giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa của bạn.

Chọn lọc thức ăn cho mèo, ưu tiên sử dụng thương hiệu với nguồn nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nói không với các sản phẩm sử dụng phế phẩm công nghiệp.

Từ khóa: Các loại sán
Ngành bác sĩ thú y: Nhu cầu cao nhưng vẫn thiếu hụt nhân lực trầm trọng

Ngành bác sĩ thú y: Nhu cầu cao nhưng vẫn thiếu hụt nhân lực trầm trọng

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi, vai trò của bác sĩ thú y ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một nghịch lý đáng lo ngại: Số lượng bác sĩ thú y được đào tạo và tốt nghiệp hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động.
Đào tạo Online từ xa kết hợp vừa làm vừa học Đại học ngành Bác sĩ Thú Y

Đào tạo Online từ xa kết hợp vừa làm vừa học Đại học ngành Bác sĩ Thú Y

Bác sĩ Thú y là ngành đào tạo, nghiên cứu chuyên môn về ngành thú y, khả năng thực hiện các thao tác trong hệ thống các phòng LAB, chẩn đoán và phòng trị bệnh cho động vật.
Trường Đại học Lương Thế Vinh tuyển sinh đào tạo Đại học ngành Bác sĩ Thú y

Trường Đại học Lương Thế Vinh tuyển sinh đào tạo Đại học ngành Bác sĩ Thú y

Ngành Thú y (tiếng Anh là Veterinary Medicine) là ngành học chuyên nghiên cứu về thú y, có tiềm năng phát triển lớn khi Bác sĩ Thú Y đang thiếu hụt trầm trọng để cung ứng cho các Công ty chăn nuôi, cơ sở khám chữa bệnh cho vật nuôi.
Top các Trường đào tạo ngành Thú Y tốt nhất hiện nay

Top các Trường đào tạo ngành Thú Y tốt nhất hiện nay

Học ngành Thú y đang trở thành xu hướng chọn ngành, chọn nghề trong xã hội nhưng nhiều bạn trẻ đang băn khoăn nên lựa chọn học hệ Cao đẳng hay Đại học. ngành Thú Y để kiến tạo sự nghiệp sau khi hoàn thành khoá học.
Đăng ký trực tuyến