Những vấn đề xoay quanh việc dạy thêm, học thêm luôn được giáo viên và phụ huynh đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, sau khi Thông tư 29/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực từ giữa tháng 2, nhiều thắc mắc đã được đặt ra về quy định dạy kèm tại nhà có cần tuân thủ những điều khoản mới hay không?
Giáo viên dạy thêm phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Thông tư 29/2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, nhiều điểm mới đã được áp dụng từ giữa tháng 2.
Theo quy định, giáo viên được phép dạy thêm ở nhiều nơi. Khi tham gia các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng, thu nhập từ hoạt động này sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế.
Căn cứ theo Điều 25, Thông tư 92/2015, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo công thức: Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó, thu nhập tính thuế được tính theo công thức: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Tuy nhiên, công thức này chỉ áp dụng với giáo viên là cá nhân cư trú ký hợp đồng dạy thêm từ 3 tháng trở lên.
Dạy thêm và các quy định mới theo Thông tư 29/2024
Ban Truyền thông Trường Đại học Lương Thế Vinh thông tin, trong Thông tư 29/2024 quy định, dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường tổ chức. Do đó, việc giáo viên đến nhà học sinh dạy kèm cũng được tính là hình thức dạy thêm ngoài nhà trường.
Trong trường hợp giáo viên dạy kèm có thu tiền, họ cần đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, giáo viên phải đảm bảo phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm. Đồng thời, giáo viên phải báo cáo Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức và thời gian tham gia dạy thêm. Mức thu tiền dạy thêm ngoài nhà trường do phụ huynh và giáo viên thỏa thuận.
Nếu dạy thêm sai quy định, giáo viên sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, Điều 4, Thông tư 29/2024 nghiêm cấm giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền với chính học sinh mình đang dạy trong trường.
Ngoài ra, giáo viên không được phép dạy thêm cho học sinh tiểu học trừ trường hợp dạy bồi dưỡng nghệ thuật, thể thao hoặc rèn luyện kỹ năng sống.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố một trong những thay đổi lớn cho kỳ tuyển sinh đại học năm 2025: Bỏ hoàn toàn xét tuyển sớm thay vì áp dụng giới hạn chỉ tiêu 20% như dự thảo trước đây. Thí sinh lớp 12 cần lưu ý thay đổi này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Những vấn đề xoay quanh việc dạy thêm, học thêm luôn được giáo viên và phụ huynh đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, sau khi Thông tư 29/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực từ giữa tháng 2, nhiều thắc mắc đã được đặt ra về quy định dạy kèm tại nhà có cần tuân thủ những điều khoản mới hay không?
Năm 2025, quy chế tuyển sinh đại học có nhiều thay đổi đáng chú ý. Các trường sẽ xét tuyển học bạ dựa trên kết quả cả năm lớp 12, đồng thời thực hiện đồng bộ cùng các phương thức khác để đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho thí sinh.
Năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục áp dụng phương thức xét tuyển bằng điểm SAT để mở rộng cơ hội cho thí sinh. Tuy nhiên, với những thay đổi trong tiêu chí tuyển sinh và độ cạnh tranh ngày càng cao, liệu xét tuyển bằng điểm SAT có trở nên khó hơn?