Cây Gừng gió – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Thứ sáu, 12/01/2024 | 16:51
Theo dõi ULTV trên

Cây Gừng Gió là một loại cây thảo dược được nhiều người đã biết đến, và nó đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học như một nguồn thuốc quý.

Tinh dầu từ cây này có mùi đặc trưng dễ nhận biết. Rượu gừng gió có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đầy hơi và khó tiêu. Ngoài ra có hai ứng dụng của Gừng Gió, đó là trong điều trị xơ gan và điều trị bệnh ung thư.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác của thông tin trên, chúng ta cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu về tác dụng và công dụng của cây thuốc này, thông qua bài viết của giảng viên từ Trường Cao Đẳng y Dược Pasteur!

1.Đặc điểm chung về cây Gừng gió

Tên gọi khác: Cây riềng gió, Riềng dại , Ngãi mặt trời, Ngãi xanh, cây Khuhet, Prateal.

Tên khoa học:   Zingtber zerumbet Sm – Zinghiberaceae. Thuộc họ gừng

01705053153.jpeg

Cây Ngãi xanh (Gừng gió)

1.1.Mô tả thực vật:

Đây là một loài cây dược liệu quý giá, với thân cây có chiều cao trung bình dao động từ 1 mét đến 1,5 mét. Thân cây phân nhánh thành nhiều cành, cây non có màu vàng và tỏa hương thơm, nhưng khi già, màu của cây chuyển từ vàng sang trắng.

Lá cây không có cuống mặt trên, mọc so le, và phía dưới lá có lông.

Hoa mọc thành cụm hình trứng ngược và nảy mọc thẳng từ thân rễ, có màu xanh lục. Khi hoa già, màu sắc chuyển sang hồng đỏ, tràng hoa và đài hoa có màu trắng, cánh môi hoa sáng màu vàng nhạt.

Quả của cây có hình dạng bầu dục, bên trong chứa các hạt màu đen, phủ bởi áo hạt mềm với sắc màu trắng.

Cây ra quả trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6.

11705053153.jpeg

Hoa Cây Gừng Gió với sắc màu đỏ hồng, hình trứng

1.2. Phân bố và sinh trưởng

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng nhiều tại Polynesia, Hawaii, cũng như một số khu vực ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây gừng gió thường được tìm thấy mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc của đất nước.

Đặc biệt, cây thích ứng với môi trường đồi núi ở vùng Tây Bắc. Ngoài ra, một số gia đình cũng thường trồng cây này trong vườn nhà để sử dụng làm nguồn thuốc y học.

2.Bộ phận dùng

Bộ phận chủ yếu được sử dụng trong y học là củ của cây.

Tuy nhiên, tại một số địa điểm, lá cây cũng được sử dụng để làm thuốc.

Quá trình thu hái thường diễn ra khi cây gừng gió đến mùa, có thể sử dụng củ tươi để ngâm trong rượu hoặc thái nhỏ, sau đó phơi khô để lưu trữ và sử dụng theo nhu cầu. Thông thường, cây được sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô.

Để bảo quản cây gừng gió khi đã được chế biến, quan trọng nhất là giữ cho nó khô ráo và tránh độ ẩm để ngăn chặn sự hình thành của mốc.

3.Thành phần hóa học

Củ gừng gió chủ yếu chứa tinh dầu, trong đó có nhiều dạng dầu béo và nhựa. Tinh dầu Gừng Gió bao gồm khoảng 13% monoterpen và sesquiterpen. Cụ thể, humulen chiếm 27% trong monocylic sesquiterpen xeton và zerumbon chiếm 37,5%. Zerumbon đóng vai trò quan trọng nhất trong thành phần tinh dầu Gừng Gió, và đây là chất gây ức chế sự phát triển tự nhiên của các vi khuẩn như Micrococcus Pyorgenes var, auereus và mycobacterium tuberculosis.

Ngoài ra, còn có sự có mặt của chất xơ trong cấu trúc của cây gừng gió.

4.Tác dụng - Công dụng cây Ngãi xanh

Củ gừng gió mang đặc điểm vị đắng, cay, và có tính ấm theo y học cổ truyền. Một số tác dụng và công dụng của cây gừng gió bao gồm:

Tác Dụng: Tán phong hàn, giảm đau; Trị ứ huyết.

Công Dụng:

- Chữa trị các triệu chứng như trúng gió, chóng mặt, nôn nao, và ngất xỉu sau sinh.

- Kích thích tiêu hóa, cải thiện sức ăn và giấc ngủ.

- Làm da dẻ trở nên hồng hào.

Các phương pháp sử dụng cây gừng gió bao gồm:

- Dùng 20-30g thân rễ gừng gió, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt nước uống để chữa trúng gió và tình trạng ngất, tay chân lạnh.

- Giã nát thân rễ gừng gió cùng lá chàm mèo để làm thuốc cầm máu vết thương và chữa trị nôn nao, chóng mặt muốn ngất xỉu.

- Dành cho phụ nữ sau sinh, thân rễ gừng gió giã nát để kích thích ăn uống và bồi dưỡng cơ thể.

Thành phần chính zerumbon trong tinh dầu gừng gió đóng vai trò ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, auereus, và Mycobacterium tuberculosis.

*Cách sử dụng và Liều dùng:

Có hai phương pháp sử dụng gừng gió: sắc uống hoặc ngâm rượu.

- Cách sắc uống: Đun 20g củ tươi với 500ml nước, uống trong ngày.

- Cách ngâm rượu: Ngâm 1kg củ tươi với 1 lít rượu trong 1 tháng. Uống mỗi ngày trong mỗi bữa ăn, 1-2 ly nhỏ.

Rượu gừng gió có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đầy hơi và khó tiêu. Các cách khác nhau bao gồm sắc uống hoặc ngâm rượu với liều lượng tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

5.Cây Gừng gió liệu có tác dụng điều trị bệnh xơ gan và bệnh ung thư Không?

Trong thực tế, có nhiều bài viết đề cập đến khả năng của cây ngãi xanh trong việc chữa trị xơ gan cổ trướng, có tính kháng viêm và có thể ức chế một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung. Nhiều nguồn cũng đề cập đến khả năng gây ức chế đối với ung thư máu, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư xương, và nhiều loại khác.

Tuy nhiên, theo các sách cổ về y học, chỉ có thông tin dân gian về tác dụng của cây gừng gió trong việc chữa trị bệnh tiêu hóa kém, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và tẩy độc đường ruột.

Trong Y học Việt Nam, hiện chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về cây thuốc này. Do đó, việc khẳng định rằng cây Ngãi xanh có tác dụng điều trị xơ gan và bệnh ung thư là chưa có căn cứ khoa học.

6.Một số bài thuốc kinh nghiệm có sử dụng gừng gió 

1. Chữa trị chứng cảm lạnh do mưa: 

Lá gừng gió tươi 50g, lá khuynh diệp 50g, vỏ quýt phơi khô 10g, sắc trong 1.000ml nước. Sôi 10 phút, xông đổ mồ hôi, xát xác khắp ngực và lưng, sau đó lau khô và đắp chăn ấm. Nghỉ dưỡng 20 phút.

2. Chữa trị cho Phụ nữ bị rong kinh bất thường sau sinh: 

Củ gừng 10g, lá khoai mỡ 5g, hoa khoai mỡ 10g, sắc 3 bát nước còn nửa bát. Uống 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày.

3. Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng: 

Ngọn bí đỏ 50g, cà chua chín (bỏ hột) 50g, củ gừng gió 5g, thịt cá hồng (bỏ xương) 50g, 1/3 thìa bột nêm, 1/4 muỗng đường cát. Nấu với 500ml nước còn 300ml, chia làm 2 phần ăn trưa và chiều. Ngày ăn 1 lần.

4. Chữa trị mỡ trong máu cho Nam giới trung niên:

Củ gừng gió xắt sợi 10g, lá gừng gió xắt nhuyễn 10g, táo tàu khô 10 quả, 30g mộc nhĩ đen, 30g nấm bào ngư, nấu trong 1 lít nước còn 500ml.

Chia làm 5 phần, ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần, liên tục 10 lần..

5. Chữa trị đau nhức khớp chậu: 

50g củ gừng gió, 20g lá ngải cứu, cả hai xắt nhuyễn thành sợi, 50g gạo lứt rang vừa vàng sẫm, 2 củ hành 20g, 15g hành lá xắt nhỏ, 200 – 350g lươn nêm gia vị, nấu trong 800ml nước còn 300ml. Chia làm 2 phần (ăn trưa, chiều), cách 2 ngày/lần, liên tục 15 lần.

6. Chữa trị chứng ăn khó tiêu: 

30 – 50g gừng gió giã nhuyễn, 30g bầu non và 1 quả chanh muối, cho vào 200ml nước, đun sôi 15 phút, vớt bỏ bã, uống nước cách nhau 5 phút để tiêu hóa tốt. Nằm nghỉ 10 phút.

7.Giúp cầm máu vết thương:

10g gừng gió, 10g lá chàm mèo, giã nhuyễn, đắp lên vết thương.

7.Những lưu ý và Kiêng kị khi dùng gừng gió

- Tránh sử dụng gừng gió cho những người có tình trạng nhiệt tích, cơ thể nóng.

- Khi sử dụng gừng gió, cần chú ý tuân thủ đúng liều lượng, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người.

- Đối với những người mắc chứng xơ gan cổ trướng, cần ăn nhẹ, hạn chế thực phẩm giàu kali, và tránh uống rượu bia trong thời gian sử dụng gừng gió.

Gừng gió được coi là một vị thuốc nam quý, được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Hiện nay, sản phẩm này có sẵn tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, và các cơ sở chẩn trị theo Y học cổ truyền. Tuy nhiên, khi mua sản phẩm, người tiêu dùng nên lựa chọn những địa điểm có uy tín, đảm bảo chất lượng và có giấy phép hoạt động. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm mua được đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe của bệnh nhân../.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Từ khóa: Cây Gừng gió
Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Trong góc vườn nhà người Việt có những nguyên liệu tưởng như chỉ dùng để nấu ăn lại chính là “kho tàng” hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến hoa và ngọn của cây bí đỏ – một loại rau quen thuộc mà hữu dụng bậc nhất trong y học cổ truyền.
Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Ngành thú y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đang gia tăng nhu cầu nhân lực mạnh, được xếp hạng cao trong danh sách các ngành nghề dễ tìm việc thu nhập tốt trong tương lai.
Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Bằng Cử nhân Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không?

Bằng Cử nhân Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không?

Một sinh viên đang học lớp Cao đẳng ngành Thú Y của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Nam Định có hỏi: Bằng Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không? Cơ quan nào cấp?
Đăng ký trực tuyến