Cây Vanilla, quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe, là loại hương liệu đắt bậc nhất thế giới. Với hương thơm và mùi vị đặc trưng, Vanilla nhanh chóng trở thành một trong những loại gia vị được ưa chuộng toàn cầu.
Cây Vanilla, quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe, là loại hương liệu đắt bậc nhất thế giới. Với hương thơm và mùi vị đặc trưng, Vanilla nhanh chóng trở thành một trong những loại gia vị được ưa chuộng toàn cầu.
Được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, nước hoa và sản phẩm tạo mùi, vani không chỉ làm giàu hương vị mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Điều thú vị là giá của Vani thậm chí còn cao hơn cả bạc khi xét về khối lượng.Trong bài viết dưới đây, Giảng viên Trường Cao đẳng y dược Pasteur sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về cây Vanilla, công dụng và cách sử dụng của chúng.
Hình ảnh cây Vanilla
Cây vanilla, thuộc chi Vanilla và họ Lan Orchidaceae, có sự đa dạng về số lượng phân loài. Trên toàn cầu, có 3 loại chính được trồng, bao gồm:
- Vanilla Planifolia (syn. V. aromans) thường được trồng ở Madagascar, Reunion và các khu vực nhiệt đới dọc theo Ấn Độ Dương.
- V. Tahitensis phổ biến ở Nam Thái Bình Dương.
- V. Pompona xuất hiện ở Tây Ấn, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Tuy nhiên, loài V. Planifolia chiếm phần lớn trên thế giới.
1.1.Mô tả thực vật:
Cây vanilla phát triển như cây nho, có thân cây leo cần cột hoặc cây giá đỡ. Chiều cao trưởng thành của cây có thể lên đến 3 m.
Hoa vanilla có màu vàng lục, đường kính khoảng 5 cm, nở vào mùa xuân và cần sự thụ phấn từ loài ong Melipone hoặc thụ phấn bằng tay trong vòng 12 giờ sau khi nở.
Quả vanilla dài khoảng 15-23 cm, hình dạng giống quả đậu, được gọi là đậu vanilla. Quả chưa chín có màu xanh đậm, chín sẽ chuyển sang màu sậm.
Hạt vanilla có kích thước khoảng 8 mm, màu nâu đỏ khi chín, và chứa chất nhờn bên trong, từ đó chiết xuất vanilla được thu hoạch từ phần quả của cây.
Hình ảnh Hoa & quả của cây Vanilla
1.2.Phân bố - đặc điểm sinh trưởng:
Hai giống lan phổ biến nhất trên thị trường, đó là Vani Tahitensis và Planifolia, có nguồn gốc và phân bố sinh trưởng riêng biệt. Vani Tahitensis có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, và hiện đang được trồng rộ nhiều nhất ở vùng Nam Thái Bình Dương. Trong khi đó, Lan Vani Planifolia, được biết đến với tên đầy đủ là Vanilla Planifolia, có quê hương là vùng đất của vũ điệu Samba - đất nước Mexico.
Cả hai giống lan này đều được bán rộng rãi cả trong và ngoài nước.
Cây Vanilla thích hợp phát triển trong khí hậu nóng ẩm, với lượng mưa hàng năm từ 1.500 – 3.000 mm. Nhiệt độ lý tưởng cho canh tác là từ 15 – 30 °C. Độ ẩm lý tưởng khoảng 80%, có thể duy trì thông qua hệ thống làm mát bằng hơi trong nhà kính.
Đất trồng vanilla nên là loại tơi xốp, giàu chất hữu cơ, chứa nhiều mùn, có khả năng thoát nước tốt và có độ dốc nhẹ.
Cây vanilla thường ra hoa vào mùa xuân, nhưng nếu không có sự thụ phấn, hoa sẽ héo và rụng, không tạo hạt vanilla. Điều đặc biệt là hoa vanilla chỉ thụ phấn tự nhiên bởi loài ong Melipone trong môi trường hoang dã. Trong canh tác thương mại, việc thụ phấn thường phải được thực hiện bằng tay trong vòng 12 giờ sau khi hoa nở.
Để thụ phấn nhân tạo, nông dân sử dụng búp tre, tăm hoặc vật nhọn để xuyên thủng màng mỏng bịt cơ quan sinh dục cái của hoa. Điều này là quan trọng để tạo điều kiện cho việc kết hợp giao tử đực và giao tử cái, quy trình này hiện đang được thực hiện thủ công trên từng bông hoa lan.
Một cây vani khỏe mạnh với chăm sóc đặc biệt có thể sản xuất từ 50 đến 100 đậu mỗi năm, mất từ năm đến sáu tuần để quả phát triển và khoảng sáu tháng để chín. Thụ phấn quá mức có thể gây bệnh tật và ảnh hưởng đến chất lượng đậu. Mỗi cây có thể đạt năng suất trong khoảng 12 đến 14 năm.
Thu hoạch quả vanilla cũng đòi hỏi nhiều công sức, với việc thu hoạch hàng ngày để đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất. Quả cần được hái bằng tay ngay khi bắt đầu tách ra ở phần cuối để tránh mất vỏ và giảm giá trị thị trường.
Hình ảnh các bộ phận của cây Vanilla
Thành phần chính tạo nên mùi thơm của cây vanilla là vanillin, với hơn 200 hợp chất khác như acetaldehyde, axit axetic, furfural, axit hexanoic, 4-hydroxybenzaldehyde, eugenol, methyl cinnamate, axit isobutyric, ... Ngày nay, còn có vanilla nhân tạo được tổng hợp hóa học hoặc bằng công nghệ sinh học thế hệ mới. Mặc dù có mùi giống vanilla, nhưng do thiếu các hợp chất bay hơi khác, nên chất lượng và đặc tính của chúng kém hơn so với vanilla tự nhiên.
Tại sao Vanilla lại có giá đắt đỏ như vậy? Bởi: Vanilla là loại quả đắt đỏ nhất thế giới vì nhiều lý do. 80% cây vani trên thế giới được trồng tại vùng Đông Bắc Madagascar, nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng cho sự phát triển của nó. Quá trình trồng vani đòi hỏi nhiều công sức và mất thời gian, từ 3 - 4 năm để cây ra hoa, với hoa chỉ nở 1 ngày trong năm. Việc thu hoạch và thụ phấn thủ công là những bước quan trọng, và bỏ qua chỉ một khoảnh khắc có thể làm mất giá trị.
Chưa kể, quả vani cần khoảng 10 tháng để chín, sau đó phải trải qua các công đoạn chế biến cầu kỳ để tạo ra vanillin - chất mang lại hương vị và mùi thơm cho vani. Quả vani còn phải được kiểm tra hàng ngày để tránh mất vỏ và giảm giá trị thị trường. Giá trị kinh tế của vani tăng cao do thị trường ngày càng chú trọng đến sản phẩm tự nhiên.
Năm 2014, mỗi kilogram quả vani có giá 80 USD (hơn 1,9 triệu đồng). Trong vòng 3 năm, giá này đã tăng đột ngột lên 600 USD (hơn 14 triệu đồng)/kg, và hiện tại, giá đang ổn định ở mức 500 USD (gần hơn 12 triệu đồng)/kg.
Ở Việt Nam, có những nông dân như anh Phạm Thái Vương Nam và anh Trần Minh Trung đã thành công trong việc trồng cây vani, đánh bại khó khăn về điều kiện và khí hậu. Hiện giá bán vani ở Việt Nam dao động từ 10 - 20 triệu đồng/kg tùy chất lượng, cho thấy tiềm năng kinh tế lớn khi trồng cây vani trong nước.
Theo y học cổ truyền trong Vanillin có một hợp chất phenolic có trong chiết xuất vanilla và đậu vani, là thành phần chính và có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Chống Oxy Hóa: Vanillin có khả năng chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa cơ thể.
- Chống Ung Thư: Có tác dụng ức chế sự phát triển của một số khối u theo nghiên cứu trên tế bào và động vật.
- Bảo Vệ Thần Kinh và Chống Viêm: Vanillin được cho là có lợi cho sức khỏe não bộ và bảo vệ chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh.
6.1. Chống oxy hóa:
Một số hợp chất khác trong chiết xuất vanilla, như vanilin và axit vanilic, có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Cả vanillin và axit vanillic đều có khả năng bảo vệ tế bào não, chống lại stress oxy hóa gây tổn thương não. Đặc biệt, vanillin được xem là có hiệu quả mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, đã quan sát thấy rằng vanillin cũng bảo vệ chống lại tổn thương gan và tổn thương oxy hóa do tuổi tác, cũng như một số loại thuốc.
6.2. Chống viêm
Vanilla có tác dụng chống viêm, giảm dấu hiệu viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể. Bổ sung vanillin giúp giảm các dấu hiệu viêm, như IL-6 và TNF-α, ở cả máu và mô gan.
6.3. Có lợi cho sức khỏe não bộ
Các hợp chất trong vanilla, như vanillin và axit vanilic, hỗ trợ sức khỏe não bộ và bảo vệ tế bào não khỏi chất độc thần kinh. Axit vanillic cũng giúp giảm viêm tế bào thần kinh liên quan đến bệnh Alzheimer.
6.4. Có thể giúp giảm lượng đường nạp vào
Dùng chiết xuất vanilla hoặc bột đậu của vanilla trong thực phẩm và đồ uống có thể giúp giảm lượng đường nạp vào hàng ngày. Thêm hương vanilla vào đồ uống có thể làm tăng vị ngọt, giúp giảm nhu cầu thêm đường..
Một nghiên cứu trên người trưởng thành trẻ tuổi đã chỉ ra rằng việc thêm hương vanilla vào đồ uống hoặc tráng miệng có thể làm tăng vị ngọt. Kết quả là, hơn 80% người tham gia nghiên cứu đã chọn các sản phẩm giảm lượng đường. Điều này làm thấy rõ rằng việc sử dụng vanilla trong đồ ngọt có thể giúp giảm nhu cầu thêm đường.
Cây vanilla và hoạt chất chiết xuất từ vanilla được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống.
7.1. Tạo hương vị cho món ăn:
Vanilla là một thành phần phổ biến trong nấu ăn, thường được sử dụng dưới dạng chiết xuất hoặc bột từ hạt. Điều này giúp tăng cường mùi vị mà không làm thay đổi cấu trúc của món ăn. Bạn có thể thêm 1-2 quả vani hoặc vài giọt chiết xuất vanilla vào các món ngọt như bánh ngọt, nước sinh tố, sữa, sữa chua, hoặc thậm chí là một số món mặn để tạo hương vị phong phú. Cách làm chiết xuất vanilla tại nhà cũng khá đơn giản, chỉ cần cắt đôi quả vani, đặt vào lọ thủy tinh, đổ rượu mạnh, đậy kín và lắc đều mỗi tuần, sau khoảng 8 tuần, chiết xuất tự tay làm sẽ sẵn sàng.
Dầu Vanilla
7.2. Tạo mùi thơm cho không gian
Hoạt chất Chiết xuất từ vanilla giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu. Bạn có thể nhỏ vài giọt vanilla lên miếng bông gạc ẩm rồi đặt vào khu vực cần khử mùi như tủ lạnh, tủ giày, tủ quần áo, xe hơi, và nhiều nơi khác. Cũng có thể thêm vài giọt chiết xuất vanilla vào máy khuếch tán để phân tán mùi thơm trong nhà. Nếu bạn muốn, có thể trộn chiết xuất từ quả vanilla với nước để tạo ra một chai xịt phòng thơm.
Trên thị trường bạn có thể tìm thấy các dạng sản phẩm khác nhau của cây vanilla. Cụ thể là, chiết xuất vani, vanilla nguyên hạt và bột đậu vani. Ngoài ra còn có các loại vanilla tổng hợp nhân tạo.
+ Chọn quả vanilla dựa trên độ chín, mùi thơm, và kích thước.
+ Quả dài hơn 15 cm thuộc chất lượng loại 1, từ 10-15 cm là loại 2, dưới 10 cm là loại 3.
+ Đọc thông tin dinh dưỡng để chọn đúng nồng độ chiết xuất.
+ Nếu muốn sử dụng chiết xuất tự nhiên, chọn sản phẩm chỉ chứa chiết xuất đậu vanilla và cồn.
+ Mua sản phẩm ở nơi uy tín để tránh hàng giả mạo.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), chiết xuất vanilla tiêu chuẩn cần chứa 13,35 ounce (378 gram) đậu vani trên 1 gallon (3,78 L) chất lỏng. Đọc kĩ thông tin dinh dưỡng trên bao bì để chọn nồng độ cua chiết xuất phù hợp. Nếu muốn sử dụng chiết xuất vanilla tự nhiên, hãy tìm sản phẩm chỉ chứa chiết xuất đậu vanilla và cồn. Lưu ý rằng chiết xuất nguyên chất đắt hơn nhiều so với sản phẩm vanillin tổng hợp, vì vậy, mua ở nơi uy tín để tránh hàng giả mạo.
Nồng độ vanillin trong đậu vanilla tự nhiên là 1 – 2%, trong khi nồng độ của chiết xuất vanilla là 0,1 – 0,2%. Mặc dù vanillin có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có gây hại khi sử dụng vượt quá số lượng hay không. Do đó:
- Hãy tham khảo kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng phù hợp..
- Người dị ứng với quả vanilla tự nhiên, Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Để xa tầm tay trẻ em để tránh tai nạn không mong muốn.
Tóm lại:
Trên đây là bài viết về cây vanilla của GV trường Cao đẳng dược Vanilla không chỉ là loại quả đắt đỏ nhất thế giới mà còn có giá trị lớn trong việc làm gia vị cho các công thức nấu ăn hàng ngày. Đồng thời, cây vanilla còn mang lại nhiều lợi ích như chữa bệnh, làm trong sạch môi trường, khử khuẩn, đẩy lùi ô nhiễm và tạo hương thơm cho không gian sống. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người dùng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế và lưu ý đến những điều cần chú ý đã được đề cập trong bài viết./.
DsCKI.Nguyễn Quốc Trung