Điểm ưu tiên là một trong các điểm số rất quan trọng giúp các em học sinh có thể tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào đại học. Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Thông tin mới nhất Ban Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh cập nhật, theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, mỗi thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong 2 năm (năm tốt nghiệp và năm kế tiếp). Đối với tuyển sinh đại học năm 2024, thí sinh tốt nghiệp năm 2023 và năm 2024 thì mới được cộng điểm ưu tiên khu vực.
Theo đó, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng từ 22,5 điểm trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ không còn được cộng tối đa, mà được xác định theo công thức giảm tuyến tính.
Cụ thể, mức điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng từ 22,5 điểm trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định bằng công thức:
Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.
Như vậy, đối với các em đạt từ 22,5 điểm trở lên, điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.
Theo Quy chế tuyển sinh đại học mới nhất, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong 02 năm, bao gồm năm tốt nghiệp THPT và thêm 01 năm kế tiếp (theo điểm d khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học).
Thí sinh lưu ý có 2 loại cộng điểm ưu tiên là ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực. Thí sinh chú ý đây là điểm cộng xét tuyển Đại học, khác với điểm cộng ưu tiên, khuyến khích trong xét tốt nghiệp.
Mức điểm ưu tiên đối tượng được tính như sau: Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm ưu tiên 1 là 2 điểm; nhóm ưu tiên 2 là 1 điểm.
Mức điểm ưu tiên theo khu vực được tính như sau: Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm; khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm; khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên.
- Khu vực 1: Bao gồm các xã thuộc khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT): Bao gồm các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
- Khu vực 2 (KV2): Bao gồm các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
- Khu vực 3 (KV3): Bao gồm các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.
Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp). Nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng.
Thầy Hoàng Nam – cán bộ tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, những trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú như sau:
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;
- Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc thành công. Đa số thí sinh rời khỏi phòng thi với tâm trạng thoải mái, vui vẻ vì đề thi các môn tuy có sự phân hóa nhưng vừa sức.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi, tăng hơn 45.000 thí sinh so với năm ngoái. Trong đó, số thí sinh tự do là 46.978, chiếm 4,38%. Tổng số thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ là 66.927 em, chiếm 6,25%; nhiều nhất là thí sinh của Hà Nội có 21.554 thí sinh; TP Hồ Chí Minh có 13.076 em.
Kỳ tuyển sinh đại học là bước ngoặt quan trọng trong hành trình học tập của mỗi bạn trẻ. Để tránh những sai sót không đáng có, thí sinh cần nắm rõ các quy định xét tuyển, lưu ý kỹ các thao tác đăng ký và chủ động tìm hiểu thông tin từ các trường đại học.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6. Năm nay Bộ GD&ĐT triển khai hai dạng đề thi khác nhau nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh trong bối cảnh chuyển đổi chương trình giáo dục phổ thông mới.
Năm 2025, nhiều trường đại học sử dụng kết quả từ các kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Việc công bố mức điểm sàn cho từng phương thức xét tuyển cũng giúp thí sinh định hướng rõ ràng hơn con đường học tập của mình.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang cận kề và đây cũng chính là thời điểm mà hàng trăm ngàn thí sinh trên cả nước bước vào giai đoạn quan trọng: đăng ký dự thi và hoàn thiện hồ sơ cá nhân.