Sai lầm trong lựa chọn ngành nghề có thể gây ra những hệ lụy như: Thất nghiệp, không phát triển nghề nghiệp, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc…
Sai lầm trong lựa chọn ngành nghề có thể gây ra những hệ lụy như: Thất nghiệp, không phát triển nghề nghiệp, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc…
Ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, theo khảo sát của một Trung tâm dự báo nhân lực năm 2019, tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%. Chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học; 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học.
Theo kết quả của một cuộc khảo sát khác cũng có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn; 50,8% không biết học xong ra làm việc gì và nơi nào tuyển dụng. Điều này gây ra một hậu quả nghiêm trọng, nó khiến cho 75,6% sinh viên không thỏa mãn với sự lựa chọn của mình.
TS Huỳnh Anh Bình - Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp TP Hồ Chí Minh, nói về vấn đề Chọn sai nghành của nhiều bạn sinh viên hiện nay, ông Bình buồn bã chỉ ra rằng có rất nhiều bạn trẻ do chọn sai nên khi đi học không hạnh phúc, không nghiêm túc và đa số tốt nghiệp với bằng trung bình hoặc bỏ học. Hoặc tốn nhiều thời gian công sức, tiền bạc mà không hiệu quả. Nhưng thế chưa là gì, cái tội nhất cho những bạn sinh viên chọn sai ngành là mất niềm tin vào bản thân, tâm lý chán nản, tâm lý tiêu cực rồi không làm được việc gì cả. Sai nào cũng để lại sẹo nhưng sai nghề chính là vết sẹo cả cuộc đời.
Cũng đồng quan điểm này, hiệu trưởng trường đại học Lương Thế Vinh, thầy Mai Quốc Chánh nhận định, việc chọn sai nghề khiến các em khó có thể phát triển được bản thân, nâng cao tay nghề, cũng như thăng tiến. Trong khi đó, những nhà tuyển dụng cần người có thể làm được việc, thế nên khả năng bị loại và đào thải sẽ cao hơn.
Muốn tìm ra giải pháp chúng ta phải tìm ra nguyên nhân, theo TS Huỳnh Anh Bình nguyên nhân các em chọn sai nghề đa phần đều do việc không hướng nghiệp từ sớm, không nghiêm túc trong chọn ngành nghề tạo nên những hậu quả không thể lường trước được.
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà - Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội một trong những sai lầm mà thí sinh thường mắc phải khi chọn nghề: các em thường chọn nghề theo thu nhập, thị hiếu và trào lưu, coi nhẹ sự lựa chọn nghề nghiệp, chọn nghề không đúng năng lực, tính cách của bản thân, đánh giá không đúng ngành học hoặc chọn ngành học theo số đông, áp đặt của gia đình, thậm chí có em lựa chọn theo rủ rê của bạn bè…. Hậu quả của sự lựa chọn này là, chất lượng học tập sau này không cao, khi đi làm phải đào tạo lại, vừa mất thời gian lại rất tốn kém tiền bạc, công sức.
Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, ngay từ ghế nhà trường, trước khi lựa chọn quyết định một ngành học, một trường học nào đó mình muốn theo đuổi hãy cân nhắc thật kỹ vào sở thích, năng lực cá nhân, cũng như nên có những tìm hiểu thật rõ ràng, cặn cẽ về nơi mà mình sẽ theo học, ngành học mình sẽ theo đuổi.
Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, việc có thể tự mình tìm hiểu là không khó. Ngoài ra các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, trường học cũng nên quan tâm hơn đến các em học sinh trong những quyết định to lớn này để cho các em có những lựa chọn sang suốt hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc chọn ngành, chọn nghề, trường Trung học phổ thông Sài Gòn đã liên tục triển khai các lớp hướng nghiệp, trao đổi, chia sẻ với các em học sinh về các ngành nghề, công việc trong tương lai để các em hiểu rõ hơn về thị trường lao động trong tương lai. Bên cạnh đó trường cũng hợp tác với trường Đại học Lương Thế Vinh để đẩy mạnh công tác giảng dạy, bồi dưỡng cho giáo viên để phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục của Bộ. Đồng thời qua lần hợp tác này, trường cũng mong muốn giúp cho học sinh tiếp cận gần hơn với các ngành nghề ở các trường đại học, để cho các em có thể làm quen và có những lựa chọn tốt trong tương lai.