Công dụng tuyệt vời trong y học cổ truyền của cây Trinh nữ đối với sức khoẻ

Thứ bảy, 30/03/2024 | 13:52
Theo dõi ULTV trên

Cây Trinh nữ là một loại thảo dược mọc tự nhiên nhiều nơi trên khắp nước ta và được sử dụng vào nhiều bài thuốc để hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác nhau như bênh xương khớp, suy nhược thần kinh.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khoẻ con người nhé.

Cây Trinh nữ là gì?

 

01711781672.jpeg

 

Cây Trinh nữ

Cây Trinh nữ hay còn gọi là Cỏ thẹn, Mắc cỡ, Xấu hổ, Hàm tu thảo, thuộc họ Đậu (Fabaceae) với danh pháp khoa học là Fabaceae Mimosa pudica L. var. hispida Brenan.

Trinh nữ thuôc cây nhỏ mọc hoang loà xoà ở ven đường, thân có gai hình móc. Lá hai lần kép lông chim, khi khẽ động vào lá cụp xuống. Lá chét gồm có 15-20 đối nhỏ. Cụm hoa đầu hình trái xoan, màu tím đỏ. Quả giáp hình ngôi sao dài 2cm, rộng 3mm. Hạt hình trái xoan. Bộ phận sử dụng làm thuốc của Cây Trinh nữ là toàn cây.

Cây Trinh nữ chứa các thành phần chính như Alcaloid, Flavonoid, Minosin, Crocetin, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt có chứa chất nhầy và selen. Lá chứa thành phần tương tự như Adrenalin và Selen.

Những công dụng tuyệt vời của cây Trinh nữ đối với sức khoẻ

Theo Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh Lê Xuân Hùng cho biết cây Trinh nữ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc tính. Quy kinh vào phế. Cây Trinh nữ có công dụng lợi tiểu, an thần, làm dịu thần kinh, chống viêm, giảm đau, giảm tê thấp, điều hoà kinh nguyệt, thường được sử dụng trong một số một bài thuốc quý để chữa đau nhức xương khớp, trị mất ngủ, huyết áp cao, hen suyễn, kinh nguyệt không đều.

Theo y học hiện đại, cây Trinh nữ có các tác dụng sau:

Chống lại nọc độc của rắn: Dịch chiết của rễ cây Trinh nữ chứa mimosa có khả năng ức chế sự hoạt động của các enzyme hyaluronidase và protease có trong nọc độc của các loài rắn.

Chống lo âu, trầm cảm: Chiết xuất từ lá cây Trinh nữ khô có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm, hỗ trợ điều trị các chứng lo âu, thay đổi nhận thức, trầm cảm, thay đổi giấc ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh.

Chống co giật: Dịch chiết từ lá cây Trinh nữ có tác dụng chống lại và làm chậm thời gian xuất hiện cơn co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin.

Điều hòa kinh nguyệt: Rễ cây Trinh nữ có thể tác động làm thay đổi chu kỳ rụng trứng bình thường, giúp điều hoà kinh nguyệt.

Giảm đau, chống viêm: Chiết xuất từ cây Trinh nữ khô có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp chữa đau nhức xương khớp, tê thấp.

Một số bài thuốc từ cây Trinh nữ trong phòng và chữa bệnh

Rễ cây Trinh nữ đem thái thành từng lát mỏng, phơi khô, sao vàng, dùng dạng thuốc sắc nước uống với liệu lượng mỗi ngày dùng khoảng 10 - 30g.

Lá cây Trinh nữ có thể dùng tươi giã nát đắp vào vết thương hoặc dùng sắc uống với liều lượng mỗi ngày 6 -12g.

11711781672.jpeg

Nước sắc cây Trinh nữ chữa bệnh xương khớp

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Cây Trinh nữ

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp: Rễ Trinh nữ đem thái mỏng, tẩm rượu, sao cho vàng thơm. Lấy 20g rễ sắc với 400ml nước còn khoảng 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng hằng ngày.

Rễ cây Trinh nữ có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như sau:

Bài thuốc 1: Rễ Trinh nữ 20g, rễ cúc tần 20g, rễ bưởi bung 20g, rễ đinh lăng 10g, rễ cam thảo dây 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu uống.

Bài thuốc 2: Rễ Trinh nữ 20g, cả cây xoan leo 20g, rễ cỏ xước 15g, củ xả 10g. Tất cả đem sao vàng, sắc uống trong ngày, mỗi ngày dùng một thang.

Bài thuốc 3: Rễ Trinh nữ 10g, rễ khúc khắc 10g, thân cây ớt lá to 10g, thân cây bọt ếch 10g, rễ bạch đồng nữ 8g, quả tơ hồng vàng 8g, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước 400ml, rồi cô lại thành cao lỏng. Chia 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 4: Rễ Trinh nữ 10g; lá cối xay 3g, rau muống biển 3g, lạc tiên 3g, rễ cỏ xước 3g, lá lốt 3g. Tất cả đem sắc uống trong ngày.

Bài thuốc 5: Rễ Trinh nữ, dây đau xương,  tục đoạn, thiên niên kiện, hy thiêm, kê huyết đằng, thổ phục linh, gai tầm xoọng, dây gắm, mỗi thứ 12g. Sắc uống trong ngày hoặc ngâm rượu uống.

Chữa rối loạn kinh nguyệt, khí hư: Rễ Trinh nữ tươi giã, ép lấy nước uống ngày 3 lần. Mỗi lần uống 2 thìa canh, dùng liên tục trong một tuần.

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ: Cành lá cây Trinh nữ 15g, rửa sạch, cắt ngắn, sao vàng, sắc uống hằng ngày. Hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên 10g, mạch môn 10g, thảo quyết minh 10g. Sắc uống hằng ngày.

Chữa tăng huyết áp: Cành lá cây Trinh nữ, hạt thảo quyết minh (sao), câu đằng, đỗ trọng, trắc bách diệp, hoa đại, lá vông nem, thân lá bạch hạc, mỗi vị 8g, tang  ký sinh 6g, hà thủ ô đỏ 6g, địa long 4g. Sắc uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng Cây Trinh nữ

CâyTrinh nữ không được sử dụng cho người bị suy nhược cơ thể, người bị hàn, phụ nữ có thai.

Lưu ý bảo quản cây Trinh nữ sau khi phơi khô đem đi cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng đem ra phơi để tránh ẩm mốc.

Lưu ý tác dụng của cây Trinh nữ phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng người mà sẽ có hiệu quả nhanh hoặc chậm. Trước khi sử dụng loại dược thảo cây Trinh nữ trong phòng và hỗ trợ chữa bệnh bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ Y Học Cổ Truyền hoặc dược sĩ để biết liều dùng, thời gian dùng thích hợp nhất.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM: Giảng  viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur 

Từ khóa: cây Trinh nữ
Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Ngành thú y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đang gia tăng nhu cầu nhân lực mạnh, được xếp hạng cao trong danh sách các ngành nghề dễ tìm việc thu nhập tốt trong tương lai.
Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Bằng Cử nhân Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không?

Bằng Cử nhân Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không?

Một sinh viên đang học lớp Cao đẳng ngành Thú Y của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Nam Định có hỏi: Bằng Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không? Cơ quan nào cấp?
Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Đăng ký trực tuyến