Đại bi lá lượn có vị cay, tính ấm và mùi thơm. Theo y học cổ truyền, cây này có tác dụng giải cảm sốt, giảm sưng tấy, tan máu ứ và giảm đau.
Đại bi lá lượn có vị cay, tính ấm và mùi thơm. Theo y học cổ truyền, cây này có tác dụng giải cảm sốt, giảm sưng tấy, tan máu ứ và giảm đau.
Đại bi lá lượn, còn được biết đến với các tên gọi khác như Hoàng đầu xẻ hoặc bông tím, có tên khoa học là Blumea sinuata (Lour.) Merr. và tên đồng nghĩa là Blumea laciniata (Wall. ex Roxb.) DC. Thuộc họ Cúc (Asteraceae), loại cây này được biết đến với nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Đây là loại cây thảo, cao khoảng từ 0,3 đến 1 mét. Thân cây thẳng đứng, hình trụ, có rãnh và phân cành đến tận ngọn. Lá mọc xen kẽ nhau, lá ở gốc hình trứng, đầu lá nhọn, chia thành 5 thuỳ, thuỳ cuối cùng thường lớn nhất, mép lá có răng cưa không đều. Hai mặt lá có lớp lông màu xám, lá ở gần ngọn thường nhỏ, nguyên và không có cuống. Hoa mọc thành chùm ở đỉnh thân hoặc kẽ lá, có hình dạng giống tháp rộng, bao gồm nhiều đầu không có cuống; lá bắc thuôn, hình chi; mào lông cứng màu trắng nhạt; hoa cái có tràng 3 cánh nhỏ, còn hoa lưỡng tính có 5 cánh; nhị có 5, bao phấn nằm trong hình dạng giùi; quả hình trụ, có lông. Cây thường ra hoa từ tháng 2 đến tháng 7.
Hiện chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học cụ thể của loài đại bi lá xẻ. Một số nghiên cứu tập trung vào loài cây B.eriantha DC. đã phân lập được các hợp chất flavonoid và xác định thành phần chủ yếu trong tinh dầu là d – carvotanaceton và crianthin (C20H2,0).
Theo chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh đại bi lá lượn có vị cay, tính ấm và mùi thơm. Theo y học cổ truyền, cây này có tác dụng giải cảm sốt, giảm sưng tấy, tan máu ứ và giảm đau.
Lá cây đại bi lá lượn thường được sử dụng trong nước sắc uống hoặc dùng ngoài để xông rửa và xát.
Có nhiều cách sử dụng khác nhau của loại cây này trong y học cổ truyền, như sắc uống hoặc sử dụng trong các bài thuốc cụ thể như sau:
Đại bi lá lượn được xem là một loại cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, với sức mạnh chữa trị cho nhiều tình trạng khác nhau, từ cảm cúm, sốt cho đến các trạng thái viêm tấy và mẩn ngứa.