Khám phá những bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả từ dược liệu Bạch cập

Thứ tư, 11/09/2024 | 09:40
Theo dõi ULTV trên

Bạch cập hay còn được gọi là Liên cập thảo, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập.Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, tác dụng bổ phế, cầm máu, làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương.

bạch cập

Bạch cập hay còn được gọi là Liên cập thảo, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập. Vị thuốc sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp, do đó có tên Bạch cập.

Bạch cập là cây cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Vùng phân bố tự nhiên cũng như trữ lượng của nó rất hạn chế. Ở Việt Nam mới gặp rải rác tại vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Đây là một cây thuốc quý ở Việt Nam. Loài này đã được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam để chú ý bảo vệ và nghiên cứu, nhân trồng thêm.

Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, tác dụng bổ phế, cầm máu, làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương. Hiện nay, Bạch cập chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm cổ của nhân dân, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, đau mắt đỏ, dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng tấy, bỏng lửa. Ngày dùng từ 4g đến 12g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà chia sẻ Bạch cập là dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh nổi tiếng như:

Chữa nôn ra máu, chảy máu dạ dày

Bạch cập tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo, ngày 10 – 15g.

Bạch cập 2 phần, Tam thất 1 phần. Tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo. Mỗi lần 4 – 8g, ngày 2 – 4 lần.

Chảy máu cam

Lấy vị thuốc tán nhỏ, trộn với nước, đắp lên sống mũi và uống 1 – 3g.

Chữa vết thương do chém

Bạch cập 20g, Thạch cao 20g. Hai vị tán nhỏ, trộn đều. Rắc lên vết thương, rất nhanh hàn miệng.

Chữa ung nhọt sưng đau

Tán nhỏ dược liệu, trộn với ít nước, đặt trên giấy bản, đắp.

Chữa vết bỏng lửa

Tán nhỏ dược liệu, hòa vào dầu vừng, bôi.

Chữa sa dạ con

Bạch cập, Ô đầu, mỗi vị bằng nhau, tán nhỏ. Lấy 4g bọc vào bông vô trùng, để sâu vào âm đạo. Khi thấy trong bụng nóng lên thì bỏ ra. Ngày 1 lần.

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai là loài cây mọc hoang quen thuộc ở vùng đồng bằng, trung du Việt Nam, được dân gian tin dùng như một vị thuốc y học cổ truyền quý. Từ rễ, lá, thân đến quả, quýt gai mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, an toàn và dễ áp dụng.
Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì – phần vỏ rễ của cây dâu tằm – là một vị thuốc được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyền. Không chỉ nổi bật với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh mãn tính, dược liệu này còn đóng vai trò trong việc điều hòa cơ thể, giúp an thần, tiêu viêm và tăng cường tuần hoàn khí huyết.
Đăng ký trực tuyến