Khi trẻ mắc COVID–19, cha mẹ đừng quá hoang mang, dưới đây là một số lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra để giúp cho các bậc phụ huynh điều trị, chăm sóc tốt hơn cho các con.
Khi trẻ mắc COVID–19, cha mẹ đừng quá hoang mang, dưới đây là một số lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra để giúp cho các bậc phụ huynh điều trị, chăm sóc tốt hơn cho các con.
Dù ở lứa tuổi nào khi mắc COVID-19 thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng cho đến nhập viện nặng, tử vong. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi, hoặc trẻ bị chống chỉ định với vaccine việc phòng và chữa trị covid luôn là mối quan tâm của hầu hết các bậc phụ huynh.
Ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, thời gian qua, số lượng trẻ nhiễm covid – 19 trên địa bàn cả nước ra tăng đáng kể. Đặc biệt là giai đoạn đầu khi trẻ được quay trở lại trường học sau Tết.
Theo cảnh báo của chuyên gia, trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm như hiện nay, trẻ em rất dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa. Vì vậy, trẻ đều có khả năng nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có COVID-19.
Hiện nay, trẻ dưới 12 tuổi vẫn chưa được tiêm phủ vaccine ngừa covid – 19, chính vì thế nguy cơ nhiễm bệnh lại càng cao. Theo TS.BS. Nguyễn Thành Nam, GĐ Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, Việt Nam hiện ghi nhận những trường hợp mắc COVID-19 ở lứa tuổi trẻ em, kể cả từ tuổi sơ sinh. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên tỷ lệ mắc ở trẻ em tương tự như người lớn.
Với trẻ em qua theo dõi, trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19). Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác. Những trường hợp hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Nam cho biết, trẻ mắc covid – 19 thông thường có các biểu hiện như: ho, sốt, sổ mũi, mệt mỏi…; một số trường hợp có kèm theo các triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản. Trẻ hồi phục ổn định chỉ sau khi kiểm soát được các bệnh lý kèm theo. Các diễn biến tăng nặng đa phần xuất hiện ở những trẻ có bệnh nền mãn tính như suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống.
Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm covid như: sốt, viêm đường hô hấp, hoặc tiếp xúc với các trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh..., các cha mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay.
Trong trường hợp nếu trẻ xác định mắc COVID-19, cha mẹ chớ nên hoang mang và bình tĩnh theo dõi sát trạng thái của trẻ. Trẻ đủ điều kiện sức khỏe được cho điều trị tại nhà, cha mẹ nên khuyến khích các con có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh; đồng thời đảm bảo được mức độ ăn uống đầy đủ cho trẻ.
Sau thời gian dài phải ở nhà học online, trẻ hầu như sinh hoạt trong nhà, bị hạn chế tiếp xúc với môi trường xung quanh, nên khi được trở lại trường học, cha mẹ và thầy cô giáo cần phải hướng dẫn cho trẻ những biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh, rèn luyện thường xuyên các kỹ năng tự bảo vệ trước các nguy cơ từ môi trường xung quanh.
Cũng theo khuyến khích của TS.BS Nguyễn Thành Nam, khi trẻ trở lại trường học, cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp như: Trẻ cần được tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; tăng cường sức đề kháng; tránh để trẻ nhiễm lạnh, đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập; Hướng dẫn trẻ vệ sinh bàn tay đúng cách; sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác; bỏ rác thải đúng nơi quy định…