Nhiều công ty từ chối, ít cơ hội lựa chọn, trải nghiệm thực tế thiếu… và còn nhiều khó khăn khác mà các sinh viên chuyên ngành du lịch đang phải đối mặt khi đi thực tập trong mùa dịch.
Nhiều công ty từ chối, ít cơ hội lựa chọn, trải nghiệm thực tế thiếu… và còn nhiều khó khăn khác mà các sinh viên chuyên ngành du lịch đang phải đối mặt khi đi thực tập trong mùa dịch.
Trước đây, khi covid – 19 chưa xuất hiện, Du lịch – dịch vụ đang là một trong những nhóm ngành có chỉ số tăng trưởng rất mạnh, nhất là ở Việt Nam trong khoảng 10 năm về trước (trước 2020). Đại dịch bùng nổ, con số người tử vong tăng lên chóng mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam thời điểm chưa được tiêm phủ vaccine, số lượng người tử vong do covid khiến chúng ta sợ hãi, hoang mang. Ngay từ thời gian đầu, khi đại dịch bùng nổ tại Vũ Hán (Trung Quốc), Đảng và chính phủ Việt Nam đã nhận định rõ nguy cơ và sự hủy diệt của virus Corona. Hàng loạt những chính sách phòng chống dịch được thực hiện kịp thời. Ngay từ thời điểm đó ngành du lịch đã chịu ảnh hưởng. Hiện tại, mặc dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng nền du lịch cả nước gần như vẫn đang đóng băng.
Trước thực trạng dịch bệnh, sinh viên ngành du lịch, đặc biệt là nhóm sinh viên năm 3, năm 4 đang phải tìm đơn vị xin thực tập đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Ngành du lịch sau dịch vẫn chưa hoạt động mạnh mẽ trở lại. Một số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc đóng cửa vĩnh viễn do tác động của covid – 19. Vì thế, không có quá nhiều công ty để lựa chọn ứng tuyển, một số công ty từ chối khi nhận được đơn đăng ký xin thực tập của sinh viên. Em H. H, sinh viên năm 4 ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP HCM không khỏi lo lắng. Em cho biết , em không thể xin vào các công ty theo nguyện vọng của bản thân mà phải thực tập tạm tại một công ty khác để hoàn thành số tín chỉ thực tập do trường đặt ra.
Đã vậy, trong quá trình thực tập H.H, cùng nhiều sinh viên du lịch khác cũng bị hạn chế rất nhiều, khi cơ hội để trải nghiệm các kỹ năng thực tế như điều hành tour, sale… không được rèn luyện do các tour du lịch không có nhiều.
So với nhiều em sinh viên khóa trước không thể thực tập được mà phải thay thế bằng các buổi học chuyên đề, mời diễn giả từ các doanh nghiệp đến chia sẻ thì năm nay, có cơ hội đi thực tập vẫn là may mắn rồi.
Một số sinh viên khác của chuyên ngành du lich cũng cho biết thêm, thực tập trong điều kiện dịch cũng không dễ dàng gì, các em hầu như không được tiếp xúc đúng chuyên môn, đa phần là công việc xoay quanh truyền thông marketing, không liên quan đến du lịch lữ hành. Thêm vào đó, thời điểm dịch bệnh, cũng chỉ có thể thực tập online, công việc khá nhiều và bị thụ động về thời gian khiến các em thêm phần áp lực.
Ngoài ra, các công ty du lịch cũng đang gặp khó khăn nên việc thực tập không lương gần như là hiển nhiên.
Trước những khó khăn của dịch bệnh gây ra buộc sinh viên ngành du lịch phải nhạy bén, năng động, biết thích nghi tình hình chung.
Ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, trong thời gian qua, sinh viên ngành du lịch của nhiều trường đã có những sáng kiến rất độc đáo để thích nghi với dịch.
Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã cùng với giảng viên của nhà trường viết một bản đồ du lịch 4.0 dành cho sinh viên. Đọc bản đồ là cách để các sinh viên du lịch đang thực tập trong mùa dịch có thể vừa ôn bài vừa có thêm các trải nghiệm thực tế, quan sát các địa điểm du lịch và ghi nhớ tốt hơn.
Với nhiều em có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp từ khi còn là sinh viên năm nhất, năm hai nên không mất nhiều thời gian để tìm đơn vị thực tập.
Bên cạnh đó, việc sinh viên chủ động truy cập vào một số website hoặc tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội về tuyển dụng thực tập sinh để chọn đơn vị ứng tuyển cũng là những cơ hội tốt để các em tìm kiếm được một đơn vị thực tập theo nguyện vọng.