Theo WHO, nhu cầu sử dụng bài thuốc Đông Y và liệu pháp điều trị bằng Y học cổ truyền ngày càng tăng ở một số các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản bởi vì Y học cổ truyền là sự bổ sung đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa, điều trị các bệnh không lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe.
Theo WHO, nhu cầu sử dụng bài thuốc Đông Y và liệu pháp điều trị bằng Y học cổ truyền ngày càng tăng ở một số các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản bởi vì Y học cổ truyền là sự bổ sung đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa, điều trị các bệnh không lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe.
Các chuyên gia Y tế cho rằng trong khi giá thuốc, giá chữa bệnh y học hiện đại ngày càng tăng cao thì y học cổ truyền cho thấy có thể đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng với mức chi phí phù hợp, hiệu quả và an toàn cho hàng triệu người trên thế giới.
WHO đánh giá cao Y học cổ truyền vì đã đóng góp vào nhiều khám phá y học đột phá, giúp xác định nhiều loại thuốc mới và khi được kết hợp với các công nghệ tiên tiến sẽ hứa hẹn mở ra những biên giới kiến thức mới.
Trước đó, ngày 25/5/2019, WHO đã đưa Đông Y vào sách yếu lược toàn cầu, điều đã khiến các thầy thuốc Tây y “náo loạn”. Tạp chí Scientific American đã đăng một bài phê bình gay gắt, mô tả động thái của WHO là "sai lầm nghiêm trọng trong lối suy nghĩ và thực hành dựa trên bằng chứng". Đáp lại, WHO cho rằng đến nay y học cổ truyền phương Đông và châu Phi được thực hành bởi hàng trăm nghìn thầy thuốc trên khắp thế giới. Đặc biệt, trong nhiều thế kỷ, các loài cây cỏ, động vật… đã được sử dụng để bào chế thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên, theo ông Tarik Jasarevic - người phát ngôn của WHO, dẫu nhiều thành tựu nhưng y học cổ truyền chưa được mô tả chi tiết hoặc còn tương đối mơ hồ trong y văn thế giới. Vì thế cũng dẫn đến thái độ coi thường của giới y học hiện đại và cũng khó lấy được niềm tin của người bệnh.
“Điều đó cho thấy cần xác định chuẩn mực toàn cầu cho y học cổ truyền, như một con dấu chứng nhận bổ sung cho y học hiện đại nếu có thể trình bày đầy đủ các dữ liệu khoa học" - giáo sư Edzard Ernst ngành y học bổ túc thuộc Đại học Exeter (Anh) nói.
Biên giới kiến thức Y học cổ truyền luôn được nới rộng vì Nó là dòng chảy tự nhiên trong quá trình hoàn thiện của nhân loại. Ở lĩnh vực y tế cũng vậy, ngành y học cổ truyền đang được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn với vai trò là một nguồn kiến thức y khoa khổng lồ.
Nguyên lý điều trị theo y học cổ truyền Việt Nam
1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền.
2. Các thể lâm sàng: theo bệnh danh y học cổ truyền, trên cơ sở biện chứng luận trị, phân thể lâm sàng.
3. Điều trị dùng thuốc cổ truyền
Trong tài liệu chỉ ghi một hoặc một số bài thuốc cổ phương, nghiệm phương/ tân phương, thuốc Nam;
- Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh thầy thuốc chỉ định/ kê đơn bài thuốc cổ phương, nghiệm phương, tân phương, thuốc Nam phù hợp với bệnh lý bảo đảm an toàn, hiệu quả.
- Thầy thuốc khi kê đơn có thể gia hoặc giảm số lượng, khối lượng vị thuốc cổ truyền/ dược liệu trong bài thuốc cổ phương để tăng tác dụng của thuốc nhưng không thay đổi lý luận của y học cổ truyền trong phối ngũ, và quân thần tá sứ của bài thuốc (cổ phương gia giảm).
- Thầy thuốc có thể kê đơn đồng thời cho người bệnh thuốc cổ phương, thuốc Nam và thuốc cổ truyền dưới dạng thành phẩm.
- Thay thế các dược liệu, vị thuốc có trong bài thuốc khác khi kê đơn thuốc sử dụng cho người bệnh tùy tình trạng sức khỏe, bệnh lý và khả năng sẵn có của vị thuốc, dược liệu.
- Thầy thuốc kê đơn kết hợp các dạng thuốc cho người bệnh: thuốc thang, thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu ở các dạng bào chế hiện đại hoặc cổ truyền, có thể có vị thuốc, dược liệu đã có trong thuốc thang của bài thuốc cổ phương, cổ phương gia giảm.
4. Điều trị không dùng thuốc
- Tài liệu ghi một số kỹ thuật không dùng thuốc cổ truyền hoặc dùng kết hợp thuốc cổ truyền, tùy tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định thuật cho phù hợp
- Kết hợp kỹ thuật không dùng thuốc hoặc dùng thuốc hóa dược, thuốc cổ truyền và các vật tư/ nguyên liệu khác được Bộ Y tế cấp phép để áp dụng điều trị cho người bệnh.
- Thầy thuốc có thể chỉ định đồng thời một số kỹ thuật y học cổ truyền, phục hồi chức năng và các phương pháp y học hiện đại khác để điều trị cho người bệnh bảo đảm hiệu quả và an toàn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về ngành Y học cổ truyền (YHCT) là “tổng hợp của các kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm bản địa của các dân tộc khác nhau để phòng ngừa, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh.
Con người với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau, thông qua sự thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển. Trong y học cổ truyền, ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh giữ sức khoẻ, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh toàn diện.
Y học nhân loại hình thành từ xa xưa gọi là y học cổ truyền hay còn gọi là Đông Y. Y học cổ truyền dựa vào các học thuyết đã được các thầy thuốc Đông Y đúc kết từ hàng nghìn năm nói về hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho con người.
Trường Đại học Lương Thế Vinh thông báo tuyển sinh Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền (mã ngành 7720115), xét tuyển liên tục nhiều đợt trong năm với các phương thức tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục & đào tạo, Bộ Y tế.