Lời khuyên của bác sĩ thú y khi chó bị tiêu chảy

Thứ hai, 04/04/2022 | 21:26

Tiêu chảy là một bênh thường gặp ở chó, ở bài viết bác sĩ thú y sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh tiêu chảy ở chó, chó bị tiêu chảy uống thuốc gì? và cách thức xử lý khi chó bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở chó, đặc biệt xuất hiện nhiều trên những chú chó nhỏ. Đây có thể là biểu hiện ban đầu của rất nhiều bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cho chó. Bởi vậy, các bạn không nên chủ quan khi chó bị tiêu chảy. Bác sĩ thú y sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh tiêu chảy ở chó đặc biệt là chó bị tiêu chảy uống thuốc gì ? và cách thức xử lý khi chó bị tiêu chảy như thế nào.

cho-bi-tieu-chay-uong-thuoc-gi-bac-si-thu-y-1

Theo dân gian lưu truyền, một có số loại lá cây như là nhọ nồi, lược vàng, lá ổi… có khả năng chữa bệnh tiêu chảy cho chó, nhưng các bác sĩ thú y không khuyến khích các bạn làm theo cách này. Phương pháp dân gian và các bài thuốc nam thường xuyên đem lại hiệu quả bất ngờ tuy nhiên không có thống kê chính xác về hiệu quả và không đảm bảo 100% thành công. Bên cạnh đó, việc môi trường và khí hậu bây giờ khác xa ngày xưa cũng khiến lá cây bây giờ không giống lá cây ngày xưa nữa. Trong khi đó, chất lượng của các bài thuốc này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lá cây và cách thức giã thuốc.

Tuyệt đối không nên cho chó uống thuốc bừa bãi

Đối với bệnh nặng, các bạn cần đưa chó cưng của mình các dịch vụ thú y ngay lập tức. Các bệnh do virus và vi khuẩn cần khá nhiều quy trình để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Do loại virus nào? Đang ở giai đoạn thứ mấy? Còn cứu chữa được không? Đồng thời, quá trình chữa bệnh cũng cần theo dõi và uống thuốc (tiêm thuốc) theo chỉ định. Đa phần chó, mèo rơi vào tình trạng này phải điều trị nội trú tại bệnh viện. Một số trường hợp có khả năng lây nhiễm sang người. Tuyệt đối không được chủ quan và tự chữa ở nhà. Cho chó bị tiêu chảy uống thuốc gì là việc của các bác sĩ thú y , các bạn không nên tự quyết định khi không có chuyên môn.

Lời khuyên

- Khi đi đến bác sĩ thú y, bạn nên mang theo một mẫu phân tươi của chó cưng để bác sĩ tiến hành xét nghiệm nổi phân và xét nghiệm phết phân.

- Một số chú chó không phản ứng tích cực với thức ăn đóng hộp. Do đó, bạn nên cân nhắc cho chó ăn thức ăn sấy khô cao cấp hoặc trộn thức ăn hộp với thức ăn khô.

Cảnh báo

- Tiêu chảy kèm theo dịch nhầy chứng tỏ ruột bị kích thích. Giun sán, tim lợn sống và một số bệnh có thể gây ra tình trạng lẫn chất nhầy trong phân.

- Trong quá trình điều trị tiêu chảy, bạn không nên cho chó ăn những thực phẩm mà chúng chưa bao giờ ăn. Quá trình chuyển đổi thức ăn cho chó nên được thực hiện một cách từ từ để tránh làm chó bị ốm và tiêu chảy thêm trầm trọng.

- Tình trạng tiêu chảy xanh ra phân xanh ở chó con có thể là do cầu trùng. Nên đưa chó đi khám ngay nếu chó nhà bạn gặp trường hợp này.

- Tiêu chảy phân quá lỏng ở chó con có thể đe dọa đến tính mạng nếu không đưa đến phòng khám thú y ngay lập tức.

Triệu Chứng Chó Bị Tiêu Chảy

Thông thường, chó con bị tiêu chảy nhiều hơn chó trưởng thành. Nhiều nhất là khoảng dưới 8 tháng tuổi, đặc biệt là giai đoạn 2 đến 4 tháng tuổi. Đây là thời kỳ hệ tiêu hóa của chó chưa phát triển đầy đủ, rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. Thêm vào đó, một số chủ nuôi chưa ý thức được việc tiêm phòng và tẩy giun sớm cho cún. Dẫn tới việc cún bị nhiễm ký sinh trùng hoặc bệnh tiêu hóa.

Các dấu hiệu rõ rệt nhất là:

- Chó bị nôn bỏ ăn tiêu chảy trong thời gian dài.

- Chó bị đi ngoài ra máu hoặc trong phân sẽ có tơ máu dính vào

- Chó đi ngoài có mùi tanh rất khó chịu.

- Tần suất đi ngoài của chó rất nhiều và liên tục

Nguyên Nhân khiến chó bị tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở chó. Một số nguyên nhân thông thường của tiêu chảy như: nhiễm virut, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, thuốc, thức ăn…(Wikipedia)

1. Nguyên nhân môi trường: Chó cưng của bạn bị thay đổi môi trường sống dẫn tới căng thẳng quá độ. Ví dụ như chó mới đẻ bị tiêu chảy hay bị say khi di chuyển bằng xe… Thường thì tác nhân này sẽ chỉ gây bệnh trong một thời gian rất ngắn, chó bị tiêu chảy nhẹ, không đáng lo.

2. Nguyên nhân thức ăn: Chó ăn phải đồ ăn bị hỏng, bị hư hoặc các thức ăn không dàn cho chó dẫn tới ngộ độc. Một lý do khác là chó ăn phải thức ăn không tiêu hóa được nên chó bị ỉa chảy. Mặc dù chó có thể gặm xương, nhưng bạn cần hạn chế tối đa cho chó nhai hoặc nuốt các loại xương nhỏ như xương gà hoặc xương cá. Sự thay đổi đột ngột chế độ hoặc liều lượng thức ăn cũng có thể là tác nhân gây bệnh.

3. Nguyên nhân bệnh: Chó nhiễm phải bệnh nào đó, có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Nguy hiểm nhất là các bệnh do virus như: Care, Parvo, Viêm gan (Hepatitis)… Đây là các bệnh gây tử vong cao nhất ở chó. Chó bị tiêu chảy ra máu rất nhiều và rất khó điều trị. Tiếp đến là bệnh do vi khuẩn như: Leptospira, E.coli, Salmonella… Những bệnh này mặc dù dễ chữa hơn nhưng vẫn để lại di chứng. Cuối cùng là bệnh do ký sinh trùng như giun, sán. Chó bị tiêu chảy và nôn khan liên tục.

Các dấu hiệu nhận của bệnh tiêu chảy nguy hiểm

Vì an toàn cho chó nhà các bạn, bác sĩ thú y chân thành khuyến cáo các bạn đọc kỹ phần này. Việc đầu tiên khi thấy cún con bị tiêu chảy là phải tìm ra được nguyên nhân của nó. Nếu như loại trừ được hai nguyên nhân đầu, các bạn cần đưa chó đến phòng khám thú y ngay lập tức. Các bệnh do virus có thời gian phát bệnh rất ngắn, chỉ chậm trễ 1-2 ngày là bệnh tình đã hoàn toàn khác.

Thường thì rất dễ để bạn loại trừ nguyên nhân đầu tiên. Đối với nguyên nhân thứ hai, các bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng (cả đồ ăn lẫn thức uống) trong vài ngày vừa qua. Nếu như bạn không chắc chắn hoặc không biết? Không sao cả! Hãy dừng toàn bộ khẩu phần ăn uống của chó cưng và theo dõi trong vòng 24h. Nếu là do đồ ăn, việc này sẽ sớm ngừng lại. Nếu không hãy đưa đi kiểm tra.

Tuy nhiên, nếu chó có các biểu hiện sau, kèm theo việc tiêu chảy, thì đừng chờ đợi đến 24h. Chắc chắn là chó nhà bạn đã mắc một trong những căn bệnh nguy hiểm mà chúng tôi vừa kể tên:

- Chó con bị tiêu chảy ra máu nhìn thấy bằng mắt thường

- Chó bị ốm và sốt caoChó nôn mửa nhiều

- Chó kêu la và tỏ vẻ rất đau đớn khi đi vệ sinh

- Chó có dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt, phờ phạc

Cách Chăm Sóc Chó Bị Tiêu Chảy

Trước khi chia sẻ, đội ngũ bác sĩ thú y trường Đại học Lương Thế Vinh xin nhấn mạnh một lần nữa: chỉ áp dụng những điều này khi bạn chắc chắn nguyên nhân gây bệnh là loại thứ 2 (trong 3 loại kể trên).

Khi chó bị tiêu chảy nên ăn và uống gì?

Quan trọng nhất, cần kiêng cho chó ăn từ 12-24h sau khi phát hiện ra tình trạng tiêu chảy. Bất kể là do nguyên nhân nào, thì lúc này ruột của chó đang có vấn đề. Các bạn hãy liên tưởng tới tình trạng đi ngoài ở người vậy. Chúng ta cần hạn chế ăn uống để hệ tiêu hóa bình ổn lại đã. Tiếp sau đó, mới áp dụng cách chăm sóc dưới đây

Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến ở chó. Nhiều trường hợp tiêu chảy không nghiêm trọng và có thể khỏi nếu chó được chăm sóc đúng cách tại nhà.

Một số chủ nuôi hỏi chúng tôi rằng: chó bị tiêu chảy có nên cho uống sữa? Chó bị tiêu chảy nên ăn gì? Câu trả lời là không gì cả, không sữa không thức ăn. Sữa là một trong những nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy ở chó. Nhiều giống chó bị rối loạn tiêu hóa khi ăn những thực phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua…

cho-bi-tieu-chay-uong-thuoc-gi-bac-si-thu-y-2

Cách Xử Lý Và Theo Dõi Tạm Thời

Nước và muối khoáng là 2 yếu tố cần quan tâm nhất lúc này. Mỗi 1 lần đi ngoài, chó sẽ mất đi một lượng nước đáng kể trong cơ thể. Kèm theo đó là rất nhiều chất điện giải và khoáng chất. Nếu để kéo dài, chó sẽ ngày càng mỏi mệt. Đối với các giống chó có thể trạng yếu, có thể bị khô miệng, trũng mắt và trụy mạch.

Khi chó con bị tiêu chảy phải làm sao để nó uống nước. Chính vì không thể ăn gì nên nước là nguồn bổ sung năng lượng tốt nhất lúc này. Hãy cho chó uống nước thật sạch. Nếu dụng cụ đựng nước bị bẩn, hãy vệ sinh sạch sẽ hoặc thay bằng dụng cụ mới. Chú ý quan sát mực nước trong bát xem chó có uống không.

Về phần muối khoáng, các bạn có thể đi mua C-Electrolytes về cho chó uống. Đây là thuốc dạng bột hòa tan, chuyên dùng khi chó bị tiêu chảy bỏ ăn. Tác dụng chính của thuốc là bổ sung thêm các chất điện giải cho chó. Ngoài ra, còn bình ổn tâm trạng stress khi thời tiết thay đổi hoặc vận chuyển (say tàu xe). Nếu chó không chịu uống nước có hòa tan C-Electrolytes, bạn hãy dùng xi lanh hút dung dịch rồi bơm vào miệng chó. Liều lượng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến của người bán và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tính toán cụ thể.

Lưu ý: Không cho chó uống thuốc tiêu chảy dành cho con người. Các bước trên se giúp điều trị tiêu chảy nhẹ cho chó. Mặt khác, cho chó uống thuốc làm giảm nhu động ruột có thể dẫn đến một vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng và khi phát hiện ra thì đã quá muộn. Nếu triệu chứng ban đầu không thuyên giảm sau 2 -3 ngày áp dụng các phương pháp trên, bạn nên đưa chó đến phòng khám thú y.

Đây là những chia sẻ từ Bác sĩ thú y trường Đại học Lương Thế Vinh, hy vọng, các bạn đã biết được rằng chó bị tiêu chảy nên cho ăn gì và cách chữa. Đây là hai điều quan trọng nhất để bảo vệ và yêu thương chú thú cưng của mình. Nếu các bạn có đam mê với trở thành một bác sĩ thú y hãy nhanh tay đăng ký xét tuyển . 

Từ khóa: Bác sĩ thú y
Phát triển dịch vụ thú cưng giúp ngành Thú y giảm bớt gánh nặng

Phát triển dịch vụ thú cưng giúp ngành Thú y giảm bớt gánh nặng

Dịch vụ thú cưng ngày càng phát triển đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc giảm gánh nặng cho ngành thú y. Theo các chuyên gia, việc phát triển hệ thống thú y không chỉ giúp cho thú cưng được chăm sóc tốt mà còn giúp việc kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi được hiệu quả hơn.
Tương lai ngành Bác sĩ thú y sẽ có thu nhập “khủng”

Tương lai ngành Bác sĩ thú y sẽ có thu nhập “khủng”

Dự báo về tương lai của ngành Bác sĩ thú y phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự phát triển của ngành này, nhu cầu của thị trường, và xu hướng kinh tế chung. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, ngành bác sĩ thú y được xếp vào top 10 nhóm ngành nghề “siêu hot” vào năm 2025.
Tuyển sinh Đại học ngành Bác sĩ Thú Y và được Miễn 100% học phí năm 2024

Tuyển sinh Đại học ngành Bác sĩ Thú Y và được Miễn 100% học phí năm 2024

Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi thú cưng tại Việt Nam đang ngày một tăng cao, các phòng khám thú y, bệnh viện thú y được mở nhiều ra mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học ngành Bác sĩ Thú Y.
Ngành Bác sỹ thú y xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Ngành Bác sỹ thú y xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Ngành Bác sỹ thú y đang là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn như một hướng đi mới cho bản thân. Vậy thí sinh muốn theo học ngành Bác sỹ thú y cần đăng ký xét tuyển những tổ hợp môn nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Đăng ký trực tuyến