Người ta thường hay nói “rửa mặt như mèo” để ám chỉ việc loài vật này luôn rất vụng về trong việc làm sạch các bộ phận trên mặt. Cũng bởi vậy mà mèo bị đau mắt là hiện tượng khá phổ biến. Vậy dấu hiệu của căn bệnh này là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Chúng ta hãy cùng khoa Thú y Trường Đại học Lương Thế Vinh khám phá điều này qua bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu mèo bị đau mắt
Loài mèo thường rất hiếu động, vì vậy chỉ cần quan sát, để ý chúng một chút thì sẽ không khó để bạn nhận ra mèo đau mắt qua những biểu hiện uể oải khác thường.
Theo đó, cả mèo trưởng thành và mèo con đau mắt đều có các triệu chứng giống nhau bao gồm:
Mắt đỏ hơn và thường xuyên bị chảy nước mắt, Dịch mắt thường đặc, có màu xám, vàng hoặc thậm chí là đen sẫm rất dễ quan sát.
Bệnh đau mắt ở mèo có thể đi kèm với một số triệu chứng về đường hô hấp như: hắt hơi hoặc xổ mũi.
Mèo liên tục lấy chân dụi mắt, một số boss dụi quá nhiều còn gặp hiện tượng trầy xước mắt do móng cào vào.
Nguyên nhân mèo bị đau mắt
Theo ThS Phạm Duyên, cố vấn học tập khoa Thú y Trường Đại học Lương Thế Vinh hỉ ra rằng có 3 nguyên nhân gây làm mèo đau mắt dưới đây:
Do bụi, cát
Do mèo đang trong thời gian cảm cúm
Mèo có khối u.
Do bệnh chuyển hóa.
Mèo bị nhiễm nấm.
Protein trên mắt xâm nhập
Bệnh Rickettsia do bọ chét, rận mèo gây ra
Cách chăm sóc khi mèo bị viêm mắt
Bệnh đau mắt sẽ khiến cho mèo rất khó chịu, vì vậy mà chúng cũng trở nên nhạy cảm và khó tính hơn. Lúc này, bạn cần kiên nhẫn và chăm sóc chúng thật tốt để mèo nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Vệ sinh sạch sẽ khu vực mèo sinh sống định kỳ 1 tuần/lần
Không để bụi bẩn, lông mèo dính vào ổ của mèo. Nếu cần thiết bạn hãy chuyển ổ mèo tới vị trí khác để hạn chế vi khuẩn tấn công, khiến bệnh nghiêm trọng hơn
Thực hiện chỉ dẫn đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y sau khi khám cho mèo xong. Đồng thời, Nhỏ mắt đầy đủ để mèo nhanh khỏe lại.
Chú ý quan sát tiến trình hồi phục của mèo.và tái khám ngay khi thấy bất cứ hiện tượng bất thường nào.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi, vai trò của bác sĩ thú y ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một nghịch lý đáng lo ngại: Số lượng bác sĩ thú y được đào tạo và tốt nghiệp hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động.
Bác sĩ Thú y là ngành đào tạo, nghiên cứu chuyên môn về ngành thú y, khả năng thực hiện các thao tác trong hệ thống các phòng LAB, chẩn đoán và phòng trị bệnh cho động vật.
Ngành Thú y (tiếng Anh là Veterinary Medicine) là ngành học chuyên nghiên cứu về thú y, có tiềm năng phát triển lớn khi Bác sĩ Thú Y đang thiếu hụt trầm trọng để cung ứng cho các Công ty chăn nuôi, cơ sở khám chữa bệnh cho vật nuôi.
Học ngành Thú y đang trở thành xu hướng chọn ngành, chọn nghề trong xã hội nhưng nhiều bạn trẻ đang băn khoăn nên lựa chọn học hệ Cao đẳng hay Đại học. ngành Thú Y để kiến tạo sự nghiệp sau khi hoàn thành khoá học.