Nguyên tắc thận trọng, sở dồn tích, giá gốc căn bản, hoạt động liên tục, phù hợp, nhất quán… là một trong những nguyên tắc chuẩn mực, cần phải có của mỗi kế toán trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.
Nguyên tắc thận trọng, sở dồn tích, giá gốc căn bản, hoạt động liên tục, phù hợp, nhất quán… là một trong những nguyên tắc chuẩn mực, cần phải có của mỗi kế toán trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.
Kế toán là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Là một thành phần không thể nào thiếu trong bất kể tổ chức, lĩnh vực nào. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia lĩnh vực tài chính, nghề kế toán không phải nghề đơn giản, đòi hỏi các kế toán viên ngoài những kỹ năng nghề nghiệp còn phải có những phẩm chất, nguyên tắc đặc biệt. Dưới đây là tổng hợp những nguyên tắc đòi hỏi mọi kế toán phải có trong công tác nghề nghiệp, được ghi nhận từ các bài phân tích, đánh giá, tài liệu của khoa Kế toán – trường đại học Lương Thế Vinh.
Thận trọng luôn là yếu tố cần của mọi ngành nghề, riêng đối với người kế toán viên, chỉ một chút sai lệch về con số cũng gây ra những thiệt hại nặng nề cho bản thân người kế toán cũng như tập thể, doanh nghiệp. Với nguyên tắc này, yêu cầu kế toán cần đưa ra sự phán đoán, xem xét và cân nhắc kỹ lương để lập các ước tính kế toán trong điều kiện mình không chắc chắn.
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế (tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí) của doanh nghiệp đều được ghi chép vào sổ kế toán từ thời điểm phát sinh giao dịch chứ không căn cứ vào thực tế thu chi.
Các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích sẽ giúp phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp ở nhiều thời điểm khác nhau: quá khứ, hiện tại, tương lai.
Nguyên tắc giá gốc căn bản hay còn gọi là nguyên giá (Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt – Chiết khấu giảm giá nếu có), tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc, hiểu một cách nôm na tức giá doanh nghiệp chi trả để mua tài sản. Theo nguyên tắc này, Kế toán doanh nghiệp không được tự ý điều chỉnh giá gốc của tài sản, trừ khi có quy định khác cụ thể trong luật kế toán hoặc chuẩn mực kế toán.
Nguyên tắc này yêu cầu kế toán phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở giả sử doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Nghĩa là doanh nghiệp đó không có ý định hoặc bị bắt buộc ngừng hoạt động. Nguyên tắc này và nguyên tắc giá gốc có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nguyên tắc này nhắc nhở kế toán phải có sự phù hợp trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Khoản chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm khoản chi phí của kỳ trước hoặc khoản chi phí liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Việc kế toán ghi nhận các khoản chi phí hợp lý tương ứng với khoản doanh thu trong kỳ phát sinh rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp dựa vào số liệu đó phân tích và tính toán chính xác các phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Nguyên tắc nhất quán đảm bảo các thông tin luôn mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau, giữa kế hoạch hay dự toán với thực tế thực hiện. Các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác và chỉ nên thay đổi khi có lý do đặc biệt và ít nhất phải chuyển sang kỳ kế toán sau. Nếu xảy ra sự thay đổi trong chính sách và phương pháp kế toán thì cần bổ sung trong thuyết minh báo cáo, giải trình lý do và sự ảnh hưởng của nó.