Phương thức xét tuyển đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Thứ bảy, 16/04/2022 | 16:17
Theo dõi ULTV trên

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2022 với 7 phương thức  xét tuyển.

Năm nay, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 1.800 chỉ tiêu đại học chính quy (không tăng so với năm trước) bao gồm các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính -Ngân hàng, Kế toán…

dh kinh te

Phương thức xét tuyển năm 2022

Trường xét tuyển bằng 7 phương thức: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT; Kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức; Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Chứng chỉ quốc tế; Tuyển thí sinh dự bị đại học, dân tộc ít người; Xét tuyển sinh viên quốc tế và Xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao.

Trường sẽ xét tuyển theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ từng ngành. Trường hợp thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác nhập học ít hơn chỉ tiêu được duyệt, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Học phí Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong đề án tuyển sinh, trường cũng đưa ra mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022 như sau: Năm học 2022 - 2023: 42 triệu đồng. Năm học 2023 - 2024: 44 triệu đồng. Năm học 2024 - 2025: 46 triệu đồng. Năm học 2025 - 2026: 48 triệu đồng. Trong khi mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2021 là 35 triệu đồng.

Các ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 cụ thể như sau:

Trường Đại học Kinh tế xét tuyển theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ từng ngành.

Trường hợp thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác nhập học ít hơn chỉ tiêu được duyệt, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Tuyển sinh liên kết quốc tế

Tổng chỉ tiêu: 700

Trong đó, theo kết quả thi THPT: 120 và theo phương thức khác: 580.

Nhiều thay đổi quan trọng trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều thay đổi quan trọng trong tuyển sinh đại học năm 2025

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ đối mặt với những thay đổi lớn trong tuyển sinh đại học. Thí sinh cần nắm vững các điểm mới để tránh những sai sót không đáng có.
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến xét tuyển học bạ phải dùng kết quả cả năm lớp 12

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến xét tuyển học bạ phải dùng kết quả cả năm lớp 12

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất thay đổi quy định xét tuyển học bạ năm 2025, yêu cầu sử dụng kết quả cả năm lớp 12. Các cơ sở đào tạo cũng không được vượt quá 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm, đảm bảo công bằng và minh bạch.
Tuyển sinh năm 2025: Siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Tuyển sinh năm 2025: Siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh năm 2025. Những thay đổi quan trọng này được kỳ vọng sẽ tăng cường sự minh bạch, công bằng trong tuyển sinh đại học. Cụ thể, các quy định về xét học bạ, xét tuyển sớm được siết chặt hơn, giúp đảm bảo chất lượng đào tạo đầu vào.
Tuyển sinh đại học 2025: Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành Sức khỏe

Tuyển sinh đại học 2025: Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cho các phương thức tuyển sinh đào tạo sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý.
Đăng ký trực tuyến