Sự khác nhau giữa Bác sỹ chuyên khoa 1 và thạc sỹ y khoa như thế nào ?

Thứ hai, 22/01/2024 | 08:32
Theo dõi ULTV trên

Tùy vào mục tiêu của từng người học muốn làm theo vị trí công việc nào, chuyên sâu về nghiên cứu hay thực hành trong tương lai sẽ lựa chọn chương trình đào tạo BS CKI hay thạc sỹ y khoa cho phù hợp.

Đứng trước nhiều chương trình đào tạo, nhiều người học bày tỏ băn khoăn khi lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp bác sĩ, đặc biệt là giữa chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và thạc sỹ y khoa.

Nhiều điểm khác biệt giữa chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và thạc sỹ y khoa

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Mai Quốc Chánh - Hiệu trưởng Trường Đại học Lương Thế Vinh cho hay, chương trình học bác sĩ chuyên khoa 1 và thạc sỹ y khoa có nhiều điểm khác biệt.

Trước hết, về điều kiện đầu vào, để được thi tuyển vào chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1, ứng viên phải đảm bảo có chứng chỉ hành nghề y (18 tháng) và có 12 tháng thực hành chuyên khoa. Trong khi đó, sau khi tốt nghiệp đại học ngành y, người học đã có thể thi luôn chương trình thạc sỹ y khoa mà không cần phải có các điều kiện trên.

Hơn nữa, trong khi chương trình học bác sĩ chuyên khoa 1 không yêu cầu về đầu vào ngoại ngữ mà chỉ yêu cầu về đầu ra thì chương trình đào tạo thạc sĩ y khoa lại yêu cầu người học phải có đầu vào là đạt chứng chỉ tiếng Anh B1 và đầu ra là đạt chứng chỉ tiếng Anh B2 (hoặc người học có bằng đại học Ngôn ngữ Anh sẽ được quy đổi tương đương).

Không những vậy, đối với đầu ra, theo thầy Mai Quốc Chánh , sau khi tốt nghiệp, nếu muốn học cao hơn, thạc sỹ y khoa có thể học lên cả chương trình đào tạo tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa 2. Trong khi đó, bác sĩ chuyên khoa 1 chỉ có thể học lên chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2.

Bên cạnh những điểm khác biệt về đầu vào và đầu ra như vậy, thầy Mai Quốc Chánh cho biết thêm, 2 chương trình học này lại có thời lượng học như nhau là đều diễn ra trong khoảng 2 năm.

Tuy nhiên, do chương trình học bác sĩ chuyên khoa 1 thiên về thực hành còn thạc sỹ y khoa thiên về nghiên cứu, do đó, sau khi tốt nghiệp, người học muốn đi làm tại bệnh viện nếu đi theo con đường bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ nhanh hơn.

"Tùy theo mục tiêu của từng người học muốn làm theo vị trí công việc thế nào trong tương lai để lựa chọn chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 hay thạc sỹ y khoa cho phù hợp", thầy Mai Quốc Chánh bày tỏ.

Tuy nhiên, theo thầy Mai Quốc Chánh , cũng cần lưu ý rằng, hiện nay, ở một số bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 yêu cầu bác sĩ muốn làm trưởng khoa phải là tiến sĩ y khoa (nhằm đảm bảo phục vụ cho cả công tác nghiên cứu chứ không chỉ riêng công tác khám, chữa bệnh).

Sau khi tốt nghiệp đại học, bác sĩ đa khoa có thể tham gia kỳ thi bác sĩ nội trú

Bên cạnh hai chương trình đào tạo trên, thầy Mai Quốc Chánh cho biết thêm, sau khi tốt nghiệp đại học, các bác sĩ đa khoa còn có kỳ thi bác sĩ nội trú - kỳ thi tuyển chọn ra những tinh hoa của ngành y với sự cạnh tranh rất khốc liệt. Đặc biệt, kỳ thi này chỉ dành cho sinh viên y khoa chính quy dự thi và chỉ được thi duy nhất một lần trong đời.

Được biết, thời gian học chương trình bác sĩ nội trú sẽ diễn ra trong 3 năm, sau khi tốt nghiệp, người học sẽ nhận được 2 bằng, 1 bằng bác sĩ nội trú và 1 bằng thạc sỹ nội khoa cùng nhiều kinh nghiệm làm việc. Do đó, đội ngũ này khi đi xin việc cũng thường sẽ được ưu tiên tuyển dụng ngay.

Mặt khác, theo thầy Chánh, hiện nay có một số quan điểm cho rằng nên xóa nhòa ranh giới giữa bác sĩ chuyên khoa và thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, cá nhân thầy cho rằng quan điểm này là không hợp lý vì chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 cũng chỉ học có 2 năm trong khi học tiến sĩ thời gian phải tối thiểu 4 năm nên không thể để tương đương nhau được.

Skype_Picture_2024_01_22T01_49_11_840Z

Cùng phân biệt về 2 chương trình học trên, theo Thạc sĩ, bác sĩ Y học cổ truyền  Nguyễn Ngọc Đoan Thuỳ, công tác tại Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, về mặt định nghĩa, chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 thiên về mặt lâm sàng, thực hành và người học sẽ học các môn trong chương trình đào tạo rồi thi hết môn để tốt nghiệp. Trong khi đó, chương trình đào tạo của thạc sỹ y khoa lại thiên về mặt nghiên cứu nên người học sẽ phải làm các luận văn, đề tài để tốt nghiệp.

Không những vậy, một số học phần của hai chương trình đào tạo này cũng có sự khác biệt nhất định.

Đơn cử như chương trình đào tạo thạc sỹ y khoa có những học phần về nghiên cứu còn chương trình học bác sĩ chuyên khoa 1 lại dành nhiều thời lượng để đào tạo thực hành. Do vậy, nếu đang học bác sỹ chuyên khoa 1 mà có nhu cầu cũng không thể chuyển sang học thạc sỹ y khoa.

Hơn nữa, còn có sự khác nhau ở một số môn thi đầu vào giữa chương trình đào tạo thạc sỹ y khoa và bác sĩ chuyên khoa 1.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Đoan Thuỳ, trên thực tế, khi đi làm ở môi trường bệnh viện (môi trường lâm sàng), công việc của bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa 1 hay thạc sỹ y khoa cũng không có nhiều sự khác biệt vì đều làm công tác phục vụ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; mức lương hiện vẫn tính theo hệ số nên không có sự khác biệt. Trừ khi sau tốt nghiệp, người học muốn lựa chọn theo hướng giảng dạy, nghiên cứu trong môi trường đại học, tất yếu phải chọn học thạc sỹ y khoa mới đáp ứng được yêu cầu hiện hành.

Chương trình đào tạo thạc sỹ y khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nên đi theo hướng nghiên cứu là chính còn bác sĩ chuyên khoa 1 là bằng cấp do Bộ Y tế công nhận nên chủ yếu đi theo hướng đào tạo thực hành. Với đặc điểm trong chương trình đào tạo là có nhiều thời gian thực hành, thực tập nên các bệnh viện thường ưu tiên tuyển dụng các bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2 nhiều hơn so với thạc sỹ y khoa.

Bên cạnh đó, chỉ có thạc sỹ y khoa, tiến sĩ y khoa mới có cơ thể trở thành phó giáo sư, giáo sư còn bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2 thì không thể.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cần lưu ý thêm rằng, theo Luật khám, chữa bệnh mới, việc đào tạo ra chứng chỉ hành nghề y cũng đang ngặt nghèo hơn.

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2025 từ ngày 16/7

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2025 từ ngày 16/7

Kỳ thi xét tuyển đại học 2025 sẽ tổ chức đồng thời cho học sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (các em chưa tốt nghiệp, hoặc thi để lấy điểm xét tuyển sinh đại học) và học sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Những điểm mới và lưu ý quan trọng

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Những điểm mới và lưu ý quan trọng

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điều chỉnh quan trọng, tác động trực tiếp đến thí sinh và công tác tuyển sinh đại học. Cùng tìm hiểu những điểm mới trong kỳ thi năm nay để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình bước vào giảng đường đại học.
Học ngành Cao đẳng Y sĩ đa khoa có dễ tìm việc làm không?

Học ngành Cao đẳng Y sĩ đa khoa có dễ tìm việc làm không?

Ngành Y luôn là lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao, đặc biệt trong bối cảnh dân số già hóa và sự gia tăng của các vấn đề sức khỏe. Học Cao đẳng Y sĩ đa khoa mang đến nhiều cơ hội việc làm, giúp sinh viên có thể nhanh chóng tham gia vào hệ thống y tế và phát triển sự nghiệp bền vững.
Tăng cường đào tạo nhân lực Cao đẳng ngành Phục hồi chức năng

Tăng cường đào tạo nhân lực Cao đẳng ngành Phục hồi chức năng

Trong bối cảnh nhu cầu phục hồi chức năng ngày càng tăng cao, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng. Để đáp ứng thực tế, việc đào tạo Cao đẳng ngành Phục hồi chức năng trở thành giải pháp cấp thiết, giúp cung cấp nhân lực có tay nghề cao, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân.
Đăng ký trực tuyến