Triển vọng nghề nghiệp trong ngành Kỹ thuật robotics

Thứ năm, 19/05/2022 | 20:17

Robotic là một ngành chuyên sâu của ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - điện tử, vậy triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của ngành Kỹ thuật robotics như thế nào

Tìm hiểu thông tin về Robotics và ngành học Robotics

Robotics được hiểu là một ngành kỹ thuật và khoa học liên ngành bao gồm thiết kế, xây dựng cấu trúc, nghiên cứu khả năng ứng dụng và vận hành robot, cũng như các hệ thống máy tính đặc thù. Người học Robotics sẽ được đào tạo cách nghiên cứu, chế tạo robot và cách vận hành, đưa chúng ứng dụng vào thực tiễn một cách có ý nghĩa. Đây là một ngành học chuyên sâu của ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - điện tử .

What-is-Robotics

Các kỹ năng cần có để trở thành một kỹ sư chế tạo robot

Việc học Robotics đã khó và để trở thành một kỹ sư robot cũng không hề dễ dàng. Bởi để theo đuổi được nghề nghiệp này đòi hỏi người đó phải có tố chất rất cao. Một kỹ sư robot ngoài sự thông minh, kiến thức chuyên ngành vững chắc còn đòi hỏi cả sự sáng tạo và ý thức trách nhiệm cực cao. Để được công nhận là một kỹ sư robot thật sự thì bạn phải vận dụng được kiến thức đã học cùng các công nghệ hiện đại để chế tạo ra robot/ hệ thống máy tính có thể ứng dụng vào các lĩnh vực cuộc sống.

Vậy các kỹ năng cần có của một kỹ sư chế tạo robot là gì?

  • Kiến thức về thiết kế robot.
  • Khả năng lắp ráp và tháo rời robot.
  • Có thể tổ chức và tiến hành thực hiện công việc nghiên cứu khoa học chế tạo robot.
  • Có kỹ năng thử nghiệm robot.
  • Kiến thức lập trình cho robot với yêu cầu thực hiện các tác vụ khác nhau.
  • Nắm vững kiến thức và kỹ năng sửa chữa robot khi bị lỗi.
  • Hiểu và nắm bắt được các khâu/ công đoạn liên quan đến sản xuất robot.
  • Khả năng phán đoán và xử lý tốt trước bất kỳ trục trặc nào trong quá trình sản xuất robot.
  • Có kỹ năng lưu giữ hồ sơ và viết báo cáo bằng văn bản.
  • Kiến thức chuyên ngành vững và có nghiệp vụ đào tạo kỹ thuật viên
  • Có kỹ năng và kiến thức tốt để đánh giá và phân tích các nguyên mẫu.

Triển vọng nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật robotics

Trong thời đại 4.0 ngày nay robotics đã khẳng định vị thế quan trọng của mình trong nhiều lĩnh vực đời sống. Cụ thể, Robotics góp phần to lớn trong các lĩnh vực khoa học hạt nhân, công nghiệp, khám phá biển, thiết kế thiết bị y tế sinh học, hay thúc đẩy quá trình sản xuất,…

group-of-teenage-students-describing-technical-characteristics-of-robot-1024x682

Các công việc dành cho ngành học robotics được đánh giá có thu nhập cao nhất và đang có nhu cầu tuyển dụng hiện nay.

Kỹ sư kiểm tra robot

Sau khi robot đã được tạo ra với công năng dự kiến, thì Kỹ sư kiểm robot có nhiệm vụ chuẩn bị công cụ và lên kế hoạch để tiến hành công tác thực nghiệm. Cụ thể, họ phải phối hợp với các các kỹ sư phần cứng và phần mềm thực hiện các công việc:

  • Thiết kế và xây dựng các công cụ hỗ trợ quá trình kiểm tra robot thành phẩm.
  • Tạo ra kế hoạch và quy trình kiểm tra phù hợp ứng với mỗi sản phẩm.
  • Ghi chú và viết báo cáo kiểm tra.
  • Phân tích kết quả dựa trên các công cụ chuyên dụng.

Nhà phân tích và phát triển tự động hóa

Công việc của một nhà phân tích và phát triển tự động hóa là thực hiện các công đoạn: nghiên cứu và thiết kế, xây dựng và lập trình, tiến hành thử nghiệm và triển khai các giải pháp phần mềm RAP – Robot tự động hóa.

Kỹ sư thiết kế robot

Kỹ sư thiết kế robot, là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, tạo ra robot và hệ thống máy tính vận hành robot. Và những sản phẩm này được xem là thành công khi có thể ứng dụng vào thực tế các lĩnh vực cuộc sống.

Kỹ sư hệ thống robot

Kỹ sư hệ thống robot  có nhiệm vụ tạo và duy trì các tài liệu liên quan đến lập trình và kỹ thuật nhằm đảm bảo kế hoạch được thành lập và thực hiện hiệu quả.

Lập trình viên robot

Là người phát triển phần mềm, đồng thời giám sát và hỗ trợ các hệ thống xử lý dữ liệu hiệu suất cao. Họ cũng là người xác định, thiết kế và thực hiện các cải tiến quy trình nội bộ như: tự động hóa các quy trình thủ công, tối ưu hóa quy trình phân phối dữ liệu, tái thiết kế cơ sở hạ tầng để có khả năng mở rộng hơn,…

Kỹ sư robot

Một kỹ sư robot  có nhiệm vụ thực hiện thiết kế, phân tích, và kiểm tra các tài liệu sản xuất robot. Họ còn chịu trách nhiệm bên mảng thiết lập các thuật toán thị giác trong C / C ++ và Python trên máy tính để tạo nên nền tảng nhúng.

Kỹ sư chế tạo máy

Nhiệm vụ chính của một kỹ sư chế tạo máy là đọc và xem xét các sơ đồ, bản vẽ. Sau đó chuẩn bị và sắp xếp các vật liệu cần thiết để sử dụng trong quá trình chế tạo máy.

Kỹ sư ứng dụng robot

Là những người có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm cung cấp cũng như hỗ trợ về mặt kỹ thuật ứng dụng cho các sản phẩm tự động hóa.

Kỹ sư điều khiến dự án

Đây là người đóng vai trò kiểm soát dự án. Họ phải hiểu biết và nắm vững đầy đủ quy trình và lịch biểu từ A – Z các hoạt động để tạo ra một robot thành phẩm. Họ có nhiệm vụ theo dõi tiến trình dự án, các khoản thu – chi và đối chiếu với kế hoạch, bản báo cáo ban đầu. Họ cũng là người có quyền quyết định cho thêm “chi viện” và cung cấp hỗ trợ cho người quản lý các khâu của dự án nếu có yêu cầu.

Kỹ sư cơ khí trong lĩnh vực robotics

Kỹ sư cơ khí làm nhiệm vụ thiết kế và thực hiện bố trí các sản phẩm, hệ thống thiết bị phức tạp. Bên cạnh đó, họ thực hiện công đoạn thiết kế ban đầu sau khi nhận được kế hoạch dự án. Họ cũng đảm nhiệm vai trò hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến thiết kế và sử dụng phần mềm/ thiết bị soạn thảo CAD.

Kỹ sư điều khiển tự động

Một Kỹ sư điều khiển tự động có nhiệm vụ cung cấp sự hỗ trợ về lĩnh vực tự động hóa khi được yêu cầu để đảm bảo quy trình diễn ra liên tụ.Và những người ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm chủ yếu về các vấn đề tự động hóa trong quá trình sản xuất robot.

Kỹ sư thiết kế nhận thức cho robot

Người này chịu trách nhiệm thiết kế các thuật toán nhận thức và lập trình chúng theo mã C ++ sao cho hiệu quả và hoạt động tốt. Kỹ sư thiết kế nhận thức cho robot có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến nhận thức của robot khi vận hành trong thế giới thực. Ví dụ một số nhận thức trọng thực tế của robot như: robot phát hiện làn đường được tích hợp trong thiết kế ô tô, phát hiện và phân loại đối tượng được tích hợp trong camera/ hệ thống chấm công, hoặc cá nhận thức về theo dõi, hợp nhất cảm biến, hiệu chuẩn cảm biến,…

bigstock-215605168

Kỹ sư điện trong lĩnh vực robotics

Một kỹ sư điện có nhiệm vụ hỗ trợ và cung cấp hướng xử lý và bảo trì thiết bị sản xuất. Họ chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát các khâu: thiết kế, thiết kế lại cho đến sản xuất, lắp đặt và vận hành hệ thống thiết bị để quy trình hoạt động đạt hiệu quả cao.

Chuyên gia tự động hóa

Ở vị trí này, chuyên gia tự động hóa có nhiệm vụ duy trì các thiết bị và cơ sở có thể hoạt động trong điều kiện cơ điện an toàn và hiệu quả nhất. Họ còn có trách nhiệm thực hiện cải tiến liên tục khi có yêu cầu và hỗ trợ lắp ráp, cài đặt các hệ thống mới.

Thợ hàn robot

Là người tham gia vào công động chế tạo và sửa chữa robot. Chịu trách nhiệm cho các mối hàn của robot. Họ có nhiệm vụ vận hành, lập trình máy hàn robot, đặt đồ gá hàn theo hướng dẫn,…

Các sản phẩm Robotics được ứng dụng càng nhiều trong cuộc sống, kéo theo đó nhu cầu về nguồn lực lao động trong lĩnh vực Robotics cũng ngày càng cao. Ngày nay, các nước lớn và đặc biệt tại Ấn Độ đang rơi vào tình trạng “đói” các chuyên gia trong lĩnh vực này. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi ngành học Robotics đang là lựa chọn “hót hòn họt” trong giới học sinh, sinh viên.

Các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam khi hướng nghiệp theo ngành này cần có sự cân nhắc cẩn thận. Bởi, đối với các nước lớn, Robotics là cơ hội nhưng tại Việt Nam thì ngành này vẫn là một khái niệm mới, và tất nhiên điều kiện học tập cũng như cơ hội việc làm sẽ hạn chế hơn rất nhiều.

Nguồn: Trường Đại học Lương Thế Vinh

Từ khóa: robotics
Tìm hiểu về ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử

Tìm hiểu về ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử

Hiện nay nhóm ngành Cơ khí - Điện - Điện tử nói chung và ngành Công nghệ kĩ thuật điện – điện tử nói riêng là một trong những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực và dần khẳng định vị thế số 1 của mình trong đời sống kinh tế xã hội.
Sinh viên ngành kỹ thuật điện - điện tử sẽ được học những gì?

Sinh viên ngành kỹ thuật điện - điện tử sẽ được học những gì?

Bạn đang quan tâm đến ngành học kỹ thuật điện - điện tử và muốn biết chương trình đào tạo của ngành này tại các trường Đại học hiện nay? Hãy cùng Trường Đại học Lương Thế Vinh giải đáp những vấn đề trên nhé.
Nhiều ngành nghề 100% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm ngay

Nhiều ngành nghề 100% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm ngay

Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được nhà tuyển dụng 100% như, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ ô tô, Tự động hóa…
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử là gì? Có ổn định trong tương lai không?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử là gì? Có ổn định trong tương lai không?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử thuộc khối ngành kỹ thuật. Ngành nghề này được đánh giá là khá khó tuy nhiên lại được đánh giá sẽ rất phát triển.
Đăng ký trực tuyến