UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định về tiêu chí công nhận trường thực hiện chương trình chất lượng cao "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế". Mỗi bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT có những tiêu chí riêng để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định về tiêu chí công nhận trường thực hiện chương trình chất lượng cao "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế". Mỗi bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT có những tiêu chí riêng để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Theo ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, Quyết định này được UBNH thành phố Hồ Chí Minh ban hành và sử dụng thay thế bộ tiêu chí về "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" được ban hành lần đầu năm 2014. Tại quyết định mới này, có đưa ra những yêu cầu cụ thể hơn.
Trường tiên tiến - hội nhập quốc tế ở bậc Mầm non được thực hiện tại các lớp mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi. Số lượng trẻ trong mỗi lớp học không quá 30 em.
Điều kiện để đạt chuẩn mô hình này, yêu cầu 100% trẻ trong trường được tổ chức ăn bán trú, đảm bảo thể chất, tinh thần và đặc biệt không xảy ra tình trạng dịch bệnh hay ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
Các bé học tại trường mầm non phải được đảm bảo khám sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng; được theo dõi, đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Tiêu chí trường tiên tiến, hội nhập quốc tế ở bậc tiểu học, về cơ bản không khác nhiều so với cấp Mầm non, cụ thể nhất là ở hai tiêu chí: nhân sự và cơ sở vật chất. Số học sinh không quá 35 em trên 1 lớp và 100% học sinh được học hai buổi mỗi ngày.
Yêu cầu với bậc tiểu học: bắt buộc 100% giáo viên phải có khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp và có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng cơ bản.
Để đạt chuẩn trường học chất lượng cao, trở thành trường học tiên tiến, hội nhập quốc tế buộc mô hình đào tạo ở cấp học này phải đảm bảo 50% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt chứng chỉ, chuẩn đầu ra tiếng Anh và Tin học theo chuẩn quốc tế. Đồng thời tất cả học sinh tiểu học được phổ cập bơi an toàn và chống đuối nước.
Riêng đối với bậc học THCS và THPT, tiêu chuẩn về giáo viên đòi hỏi khắt khe hơn. Trong đó ít nhất 80% giáo viên phải đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường, và 30% giáo viên dạy giỏi cấp huyện. 100% giáo viên phải có khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp, và có năng lực ngôn ngữ giảng dạy cao hơn hai bậc so với trình độ chung.
Cũng theo quy định về trường tiên tiến, hội nhập quốc tế, bộ tiêu chí quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ với học sinh trung học ít nhất phải đạt 90% học sinh tốt nghiệp THCS sử dụng được thành thạo 4 kỹ năng tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết; và đạt trình độ A2 khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc trở lên. Ở cấp học THPT bắt buộc phải có ít nhất 90% tổng số học sinh có trình độ B1 trở lên.
Theo đánh giá của chuyên viên đào tạo trường Đại học Lương Thế Vinh – THS. Trần Minh Khương, ngoài nâng cao các tiêu chí đối với học sinh thì so với bộ tiêu chí năm 2014, tiêu chuẩn về ngoại ngữ với giáo viên cao hơn. Bộ tiêu chí yêu cầu 100% giáo viên THCS có trình độ tiếng Anh A2, giáo viên THPT trình độ B1; không quy định với giáo viên tiểu học. Bộ tiêu chí mới yêu cầu tất cả giáo viên tiểu học trở lên phải sử dụng tiếng Anh giao tiếp.
UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ lập kế hoạch xây dựng trường tiên tiến, hội nhập. Mỗi bậc học ở địa phương có ít nhất một trường theo mô hình này.
Mô hình trường tiên tiến, hội nhập quốc tế lần đầu được TP HCM thí điểm vào năm 2005 tại trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3. Hiện, 40 trường ở thành phố hoạt động theo mô hình này, trong đó có 16 trường mầm non, 13 trường tiểu học, tám trường THCS và ba trường THPT.
Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế được được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, xã hội; tiếp cận xu hướng phát triển giáo dục tại các nước trong khu vực và quốc tế, đồng thời đảm bảo mang đậm bản sắc dân tộc.