Năm nay, nhiều trường đại học đồng loạt mở thêm nhiều ngành mới, tăng thêm nhiều cơ hội cho thí sinh.
Năm nay, nhiều trường đại học đồng loạt mở thêm nhiều ngành mới, tăng thêm nhiều cơ hội cho thí sinh.
Theo tin tức từ ban Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh cập nhật, vào ngày 18/2 vừa qua, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết, kỳ tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm nay cơ bản giữ ổn định như năm 2022. Dự kiến, kế hoạch tuyển sinh 2023 sẽ được công bố trong tháng 2, sớm hơn mọi năm để thí sinh có thể kịp bắt đầu năm học từ tháng 9/2023.
Hiện nay, phần lớn các trường đại học như Đại học Ngoại thương, Công nghiệp, Thương mại... đều mở thêm ngành mới liên quan đến công nghệ, kinh tế. Cụ thể như sau:
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến mở thêm 4 ngành, chỉ tiêu tăng từ 3.820 lên 4.280.
Bốn ngành mới gồm: Kinh tế số; Truyền thông và quan hệ công chúng; Công nghệ thông tin theo hướng ứng dụng (chương trình chuẩn) và Marketing số (chương trình chất lượng cao). Vì thế, trường cũng dự kiến tăng 460 chỉ tiêu so với năm ngoái, lên mức 4.280.
Năm 2023, Học viện Bưu chính Viễn thông dự kiến vẫn giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh như năm 2022, bao gồm: 55% chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp, 15% chỉ tiêu từ điểm thi đánh giá năng lực, tư duy. Còn lại, trường dành 30% chỉ tiêu xét tuyển theo đề án riêng và theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo kế hoạch tuyển sinh đại học 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo tuyển sinh 63 chương trình đào tạo tăng 3 chương trình mới, gồm: Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano, Công nghệ vật liệu Polymer và Composit, Kỹ thuật sinh học. Ngành Kỹ thuật hóa học vẫn là ngành tuyển nhiều nhất với 520 chỉ tiêu, thấp hơn năm ngoái 80 em.
Trong khi đó, các chương trình đào tạo liên kết quốc tế tuyển ít thí sinh nhất, tương tự những năm trước. Có hai chương trình chỉ tuyển 35 em, gồm Cơ khí hàng không (Chương trình Việt - Pháp PFIEV), Tin học công nghiệp và Tự động hóa (Chương trình Việt - Pháp PFIEV).
Trong đề án tuyển sinh 2023, Trường Đại học Thương mại đào tạo thêm 5 ngành mới, nâng tổng số ngành đào tạo lên 36, tăng 700 chỉ tiêu so với năm ngoái.
Theo đó, các ngành học mới gồm: Phân tích kinh doanh trong môi trường số; Tiếng Trung thương mại; Quản trị khách sạn; Marketing thương mại và Thương mại quốc tế. Trong đó, 3 ngành sau thuộc chương trình chất lượng cao. Trường cũng quay lại tuyển sinh 2 chương trình hệ đại trà là Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Năm 2023, Trường Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.100 chỉ tiêu (tăng 50 thí sinh so với năm 2022). Trường mở hai ngành mới Kinh tế chính trị và Kinh tế chính trị quốc tế.
Trường Đại học Lương Thế Vinh xét tuyển các ngành: Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ anh, Kỹ thuật xây dựng, Bác sĩ Thú y, Kế Toán, Tài chính ngân hàng, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Kỹ thuật công trình giao thông.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến mở một số ngành như: Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật sản xuất thông minh, Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh, Ngôn ngữ học.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM thông báo bắt đầu tuyển sinh ngành đào tạo Digital Marketing. Chỉ tiêu của ngành này nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của trường (6.610 chỉ tiêu cho 34 ngành đào tạo).
Trong đề án tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy dự kiến năm 2023, Trường Đại học Thủy lợi thông báo sẽ mở mới 3 ngành là Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Trung và Luật Kinh tế với chỉ tiêu dự kiến là 40 sinh viên/ngành.