Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Thứ năm, 12/12/2024 | 09:00
Theo dõi ULTV trên

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.

ky thi rieng dai hoc 2025

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện cả nước có hơn 10 kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy do các trường đại học tự tổ chức để tuyển sinh đại học. Khoảng hơn 100 trường khác cũng dùng kết quả này, yêu cầu thí sinh nộp giấy chứng nhận làm minh chứng. Sau khi tự xét tuyển riêng, thường là trước khi có điểm thi tốt nghiệp, các trường nhập nguyện vọng của thí sinh lên hệ thống chung của Bộ GDĐT để lọc ảo.

Đến thời điểm hiện tại, ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, hàng loạt trường đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh năm 2025 như: Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP.HCM; Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội; Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Sư phạm TPHCM; Kỳ thi V-SAT; Kỳ thi riêng của trường đại học khối công an, quân đội... Cụ thể như sau:

Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết nhà trường đã công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 với ba đợt thi tại 30 địa điểm, tăng thêm so với năm 2024. Đáng chú ý, trường bổ sung điểm thi tại tỉnh Lào Cai nhằm hỗ trợ thí sinh ở khu vực Tây Bắc.

Dự kiến kỳ thi năm nay sẽ phục vụ khoảng 75.000 lượt thí sinh tham gia. Đợt thi đầu tiên diễn ra ngày 18-19/1/2025, đăng ký từ ngày 1-6/12/2024. Hai đợt tiếp theo lần lượt diễn ra vào tháng 3 và tháng 4/2025 với lịch đăng ký phù hợp.

Kết quả của kỳ thi đã được hơn 50 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học năm học 2024 - 2025.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là kỳ thi có quy mô lớn nhất, với khoảng 90 trường đại học trên cả nước sử dụng kết quả để xét tuyển. Năm 2025, đơn vị dự kiến tổ chức 6 đợt thi, đáp ứng khoảng 85.000 lượt thí sinh dự thi. Kỳ thi diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng...

Tương tự, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng cho biết sẽ điều chỉnh cấu trúc đề thi trong năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục mới, từ đó ảnh hưởng đến cách thức xét tuyển của các trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi này.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025. Thí sinh lựa chọn đăng ký một số bài thi trong số các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và sử dụng kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy theo yêu cầu của mỗi trường. Thí sinh yêu thích ngành sư phạm có thể tham khảo thêm thông tin từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Năm 2025 là năm đầu tiên nhà trường tổ chức kỳ thi riêng và sử dụng để xét tuyển đại học.

Theo thầy Nguyễn Lượng, cán bộ tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ, các em học sinh cần hiểu rõ ý nghĩa của từng kỳ thi để lựa chọn, quyết định đăng ký tham gia nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất. Đề thi của mỗi trường sẽ có cấu trúc định dạng khác nhau nên ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu thí sinh có kế hoạch tham dự kỳ thi khác, cần bám sát thông tin để có kế hoạch ôn luyện bài bản. Theo thầy Lượng, thí sinh không nên tham dự quá nhiều kỳ thi riêng mà chỉ đăng ký 1 kỳ thi và 1 đợt thi; điều này vừa tránh mất tập trung, vừa tăng quyết tâm lại giảm áp lực thi cử cho các em.

Năm 2025, học sinh lớp 12 sẽ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Số môn thi tốt nghiệp là 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn lựa chọn (trong số các môn học ở lớp 12). Thí sinh cần đặc biệt lưu ý 2 môn lựa chọn sẽ đăng ký thi vì nó sẽ tương ứng với tổ hợp xét tuyển đại học của mình (nếu theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT).

Quý phụ huynh và thí sinh có thể liên hệ qua hotline 0382598259 để được tư vấn chi tiết về các phương thức xét tuyển, chương trình đào tạo và những hỗ trợ đặc biệt trong mùa tuyển sinh năm 2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến công bố đề án tuyển sinh đại học vào tháng 2/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến công bố đề án tuyển sinh đại học vào tháng 2/2025

Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 hứa hẹn nhiều đổi mới quan trọng, hướng tới sự công bằng, minh bạch và đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những điều chỉnh này không chỉ tạo thuận lợi cho thí sinh mà còn thúc đẩy các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế trong một môi trường cạnh tranh hiện đại.
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều thay đổi đáng chú ý trong phương án xét tuyển của các trường đại học phía Bắc

Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều thay đổi đáng chú ý trong phương án xét tuyển của các trường đại học phía Bắc

Năm 2025, nhiều trường đại học khu vực phía Bắc công bố phương án tuyển sinh với những điều chỉnh đáng chú ý. Từ việc thay đổi tổ hợp xét tuyển, mở thêm ngành học mới, đến tăng cường sử dụng điểm đánh giá năng lực, các trường đang từng bước làm mới cách thức tuyển sinh để phù hợp xu hướng hiện nay.
Tuyển sinh đại học năm 2025: Ba điểm mới thí sinh cần lưu ý

Tuyển sinh đại học năm 2025: Ba điểm mới thí sinh cần lưu ý

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều thay đổi đáng chú ý nhằm thích ứng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều này kéo theo các điều chỉnh trong phương thức tuyển sinh đại học, đảm bảo tính công bằng và phù hợp với thực tiễn.
Lịch thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường đại học năm 2025

Lịch thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường đại học năm 2025

Năm 2025, các kỳ thi đánh giá năng lực và tư duy tại các trường đại học tiếp tục được tổ chức với nhiều điểm mới nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Những thay đổi này không chỉ về cấu trúc đề thi mà còn mở rộng quy mô và sự tham gia của các trường đại học, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho thí sinh trên cả nước.
Đăng ký trực tuyến